Page 1 - Tâm lý trị liệu
P. 1

TÂM LÝ TRỊ LIỆU

                                               TÂM LÝ TRỊ LIỆU


                                   (Ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh)

                                                                       Tác giả: Nguyễn Công Khanh





                                                    Thay lời tựa


                                               ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ


                       Sau khi được đào tạo khá bài bản theo các chương trình Master về

               Tâm lý học ứng dụng rồi Doctor về Tâm lý học Lâm sàng tại Australia, về

               nước tôi tích cực cộng tác với các viện, các trung tâm nghiên cứu, khoa tâm
               lý, các bệnh viện, các cơ sở tư vấn khám chữa bệnh, nhằm cùng các đồng

               nghiệp xây dựng và phát triển chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng ở Việt

               Nam.


                       Thấm thía lời chỉ dẫn của cố bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (người dành
               trọn hơn một thập kỷ cuối đời mình, suy nghĩ tâm huyết để xây dựng nền tảng

               cho môn tâm lý học lâm sàng trẻ em ở Việt Nam): “Một người Việt Nam dù có

               mấy bằng tiên sĩ tâm lý, xã hội, học ở Mỹ hay ở Pháp về nước cũng phải qua

               một thời gian dài tiếp xúc, cọ sát với thực tiễn Việt Nam mới thực sự trở thành

               một nhà tâm lý học. Một chuyên gia nước ngoài dù giỏi đến đâu cũng không
               thể nắm bắt được nhiều khía cạnh của con người và xã hội Việt Nam… chỉ có

               người trong cuộc (tôi hiểu là nhà tâm lý lâm sàng Việt Nam) mới hiểu thấu…

               “, tôi chọn cho mình mô hình “dấn thân, trải nghiệm, chủ động chấp nhận thử

               thách”, vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy, vừa trực tiếp thực hành thăm khám –

               trị liệu tâm lý tại các cơ sở bệnh viện, trường học để có thể trở thành một nhà

               tâm lý lâm sàng thực sự có tay nghề.

                       Cuốn “TÂM LÝ TRỊ LIỆU – ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG VÀ TỰ

               CHỮA BỆNH” được xem như là kết quả bước đầu của quá trình học hỏi, thực

               hành tâm lý lâm sàng. Trong đó cố gắng kết hợp những điều học được từ các
   1   2   3   4   5   6