Page 170 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 170
giữa mép xám có ống tủy. Mỗi sừng ỏ một khu và có tác dụng sinh lý khác nhau.
Sừng trước to và phình phụ trách vận động. 0 đây tách ra rễ trước của dây thần
kinh sông. Sừng sau hẹp và dài thu nhận cảm giác. Ớ đầu sừng có lốp xốp
Waldayer và chất keo Rolando, ở sừng sau có rễ sau của dây thần kinh sống. Sừng
bên chỉ trông thấy ở đoạn ngực của tủy sông và là trung khu thần kinh thực vật. ở
đây có các nhăn của hệ giao cảm và được phân thành nhân vận động nằm ở trưốc,
nhân cảm giác ở sau (hình 12.1).
Các tế bào sừng trước tủy sống chi phối vận động các cơ vân và là nơi virus bại
liệt tác động. Các tế bào này sẽ bị thoái biến vối hậu quả là liệt kiểu nơron vận
động dưới (liệt mềm).
Hạch r * ----
DTK sống__
Cột trắng bí
Rễ tn
Ống tủy--------------
Sừng trước---------
Mép trắng trước
Cột trắng trước-----
Thân tế bào TKVĐ
Rãnh giữa trưởc
Nhảnh rễ trước
Trục giác TKVĐ
Hình 12.1. Thiết đồ cắt ngang đoạn tủy sống ngực
TKVĐ: Thần kinh vận động; TKCG: Thần kinh cảm giác
2. C hất trắ n g
Chất trắng là do các bó sợi dẫn truyền có bọc myêlin tạo nên. Chất trắng bao
quanh chất xám, gồm có hai nửa nôi với nhau ở phía trước bởi mép trắng, còn ở sau
có vách giữa ngăn cách. Mỗi nửa có ba cột trắng: cột trắng trước, cột trắng giữa và
cột trắng sau.
Chất trắng có các bó dẫn truyền vận động hay cảm giác, ơ cột trắng sau, mỗi
bên có bó thon nằm gần vách giữa sau và bó chêm nằm ngoài. Cả hai chứa các sỢi
dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức đi vê' não. Một bó cảm giác quan trọng khác
nằm ở bên ngoài sừng trưỏc là bó gai-thị dẫn truyền xúc giác, ý niệm vê vị trí (bó
trưốc) và cảm giác đau, nóng (bó sau). Cũng ở cột bên có bó gai-tiểu não trước (bắt
chéo) và bó gai-tiếu não sau (thẳng) dẫn cảm giác sâu không ý thức. Các bó vận
dộng quan trọng là bó vỏ-gai bên (bó tháp chéo) nằm ở phần sau của cột trắng bên
và bó vỏ-gai trước (bó tháp thẳng) nằm sát với rãnh giữa trước, ở trước và ngoài
bó tháp chéo là các bó ngoại tháp phụ trách vận động không có ý thức trong khi
các bó tháp vận động có ý thức (hình 12.2).
169