Page 50 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 50

2.3. Các phương pháp đưa thuốc cản quang vào ruột non

            2.3.1. Phương pháp uống


                    Bệnh nhân uống một lượng ba-rít đặc pha loãng (gói 120g+ 180ml nước)
             cho vào cốc (có thể có ống hút), mỗi cốc chứa khoảng 8 ngụm.

                    Có thể sử dụng phương pháp uống kết hợp với lưu thông gia tốc hoặc

            uống thành liều nhỏ để tránh sự chồng các quai ruột và rút ngắn thời gian thăm
            khám hơn.

            2.3.2. Phương pháp đưa thuốc vào qua ống thông

                    Để tránh sự chậm trễ của thuốc từ dạ dày qua môn vị, người ta có thể sử

             dụng phương pháp đặt ống thông vào đoạn tá tràng (góc tá-hỗng tràng) dưới
             màn tăng sáng, sau đó bơm một lượng lớn chất cản quang.

                    Nếu chụp phương pháp đối quang kép thì sử dụng một lượng ít Ba-rít kết

             hợp bơm hơi.

            2.3.3. Phương pháp đưa thuốc qua đường hậu môn (ít dùng)

                    Thường Ba-rít bơm từ hậu môn có thể qua được van Bauhin mà không

            cần tăng áp lực, đặc biệt khi bệnh nhân đói van Bauhin thường hở.

                    Thuốc vào hồi tràng được dễ dàng hơn nếu xoa nắn bên ngoài thành bụng
            để  dồn  thuốc cản quang  từ  ruột  già vào manh  tràng  hoặc  để bệnh nhân nằm

            nghiêng sang trái.

            3. KỸ THUẬT CHỤP RUỘT NON

                    Có nhiều khó khăn trong khi thăm khám ruột non cản quang như sau:

            -  Hình ảnh Ba-rít trong ruột non phức tạp hơn các đoạn khác của ống tiêu hóa.

            -  Các quai ruột chồng lên nhau.

            -  Nhu động ruột rất nhanh làm thay đổi hình ảnh các quai ruột.

                Có 2 cách thăm khám ruột non cản quang:


                - Chụp cản quang ruột non (bằng đường uống).

                - Chụp đối quang ruột non (qua ống thông tá tràng).

            3.1. Chụp cản quang ruột non (H 2.20)

                Nên chụp một phim bụng không chuẩn bị trước.

                Bệnh nhân được uống hai cốc ba-rít.



            50
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55