Page 41 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 41
4. KỸ THUẬT CHỤP DẠ DÀY ĐÃ PHẪU THUẬT
Chỉ được chụp X quang dạ dày- tá tràng kiểm tra sau phẫu thuật khoảng 2-3
tuần
Khi chụp dạ dày đã phẫu thuật có 2 điểm cần lưu ý:
- Thể tích dạ dày bé hơn bình thường do phẫu thuật (thường cắt 2/3).
- Thuốc tiêu rất nhanh, thường thuốc không đọng nhiều ở dạ dày.
4.1. Mục đích
- Kiểm tra phần dạ dày còn lại sau phẫu thuật.
- Kiểm tra miệng nối dựa vào tình trạng lưu thông thuốc cản quang.
4.2. Chuẩn bị bệnh nhân
Như kỹ thuật chụp dạ dày thông thường.
4.3. Thuốc cản quang
- Hỗn dịch Ba-rít đặc hơn so với chụp dạ dày thông thường
- Tuy nhiên cần lưu ý là dùng lượng Ba-rít ít hơn và cho uống cách quãng do
càng uống ít Ba-rít càng thấy thấy rõ tổn thương, càng uống nhiều càng mất
chi tiết
4.4. Kỹ thuật chụp
- Cho bệnh nhân uống khoảng 50 ml hỗn dịch Ba-rít mỗi lần.
- Tiến hành chụp dạ dày ở tư thế nằm. Điều quan trọng nhất là phải khảo sát
miệng nối của dạ dày sau phẫu thuật với một lượng Ba-rít rất ít bằng cách xoay
bệnh nhân từ ngửa sang sấp, nằm nghiêng và ép miệng nối trong các tư thế này.
Chụp để lấy các hình sau:
+ Phần dạ dày còn lại sau phẫu thuật.
+ Miệng nối.
+ Các quai ruột non.
- Ở tư thế đứng, hô bệnh nhân nuốt nhiều Ba-rít và không khí để tạo nên đối
quang kép, khi đó tiến hành chụp thì sẽ xác định được khúc ruột nối có dính với
cơ quan lân cận không.
Vì thuốc qua dạ dày xuống ruột rất nhanh nên để xem tình trạng lưu thông
41