Page 5 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang chuẩn đoán
P. 5
4. NHU MÔ PHỔI
a b
Hình 1.4: Các tiểu thuỳ thứ cấp và chùm phế nang.
a)Tiểu thuỳ thứ cấp: 1- phế quản tiểu thuỳ; tiểu phế quản tận. 3và 4- tiểu
phế quản hô hấp. 5-ống phế nang. 6-túi phế nang.
b) Chùm phế nang: 7-lỗ Kohn. 8-ống Lambert. 9-Tổ chức kẽ quanh phế
huyết quản. 10- vách liên tiểu thuỳ. 11- tổ chức dưới màng phổi.
Đơn vị cấu trúc cơ bản của phổi là tiểu thuỳ thứ cấp. Mỗi tiểu thuỳ thứ
cấp có thể tích 0,3-3 cm3, có cấu trúc hình tháp, bao gồm 1 phế quản tiểu thuỳ
và các nhánh phân chia từ phế quản này, các mạch máu phổi và tổ chức liên
kết bao quanh các cấu trúc mạch, phế quản, phế nang.
Trong mỗi tiểu thuỳ thứ cấp, các tiểu phế quản tiếp tục phân chia cuối
cùng thành các tiểu phế quản tận và được tiếp nối bởi các tiểu phế quản hô
hấp và tận cùng bằng các chùm phế nang. Mỗi chùm phế nang có đường kính
khoảng 5mm. Các cấu trúc đi từ tiểu phế quản tận tới chùm phế nang tạo
thành đơn vị chức năng của phổi, còn gọi là tiểu thuỳ sơ cấp. Trung bình có từ
3- 6 chùm phế nang trong mỗi đơn vị tiểu thuỳ sơ cấp.
Các phế nang thông với nhau bởi các lỗ Kohn và thông với các nhánh
phế quản khác (thường là với các nhánh trước tiểu phế quản tận) bởi các ống
Lambert. Các đường thông này làm cho tổn thương phế nang có thể lan tràn
trong các tiểu thuỳ và thuỳ phổi. Trong các trường hợp phế quản bị tắc nghẽn,
các đường thông này giúp làm giảm thể tích phổi bị xẹp.
5. CƠ HOÀNH
5