Page 223 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang chuẩn đoán
P. 223
2. CHẤN THƯƠNG XƯƠNG
2.1. Gãy thân xương dài
- Đường gãy là đường sáng mất tính liên tục của xương, đường gãy có
thể ngang, chéo, xoắn.
- Hai đầu xương có thể bị lệch hoặc không, có thể chồng lên nhau
(đoạn chồng lên nhau có thể đậm hơn vùng khác).
- Có thể lệch trục xương.
- Bệnh nhân trong bệnh cảnh gẫy xương: ngã, sưng, đau, bầm tím, mất
vận động...
2.2. Vỡ xương
Thường gặp ở xương dẹt và xương ngắn như thân đốt sống và xương
sọ. Thường có nhiều đường vỡ tạo nên những mảnh xương.
2.3. Gãy xương do xương bị lún
Thường xảy ra ở xương ngắn, ở hành xương các thân xương dài và thân
đốt sống. Các trường hợp này không có đường gãy, nhưng các đoạn xương
cài vào nhau.
Hình gãy xương không thể hiện bằng đường sáng mà bởi một hình đậm
hoặc thay đổi hướng của bè xương.
2.4. Gãy xương thành mảnh (hoặc do giật đứt), ở đầu xương và có biến
chứng trật khớp.
2.5. Gãy cành tươi
Là loại gãy không hoàn toàn ở trẻ nhỏ, màng xương không bị đứt.
2.6. Bong sụn tiếp
Thường ở trẻ em, sụn tiếp hợp bị trượt làm cho đầu xương lệch khỏi
trục của thân xương.
2.7. Gãy phức tạp
Xương vỡ làm nhiều mảnh, gãy hở vào khớp và không có khả năng sắp
xếp lại như cũ.
2.8. Gãy xương do mệt mỏi hay gãy xương đi bộ
Thứ phát do những vi chấn thương xảy ra do những động tác bất
thường. Vị trí gãy chủ yếu ở chi dưới (đốt bàn thứ hai, thứ ba, xương gót,
hiếm hơn ở xương chầy, xương mác hay xương đùi).
223