Page 89 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 89
− Nín thở tốt: đường bờ tim và cơ hoành rõ nét.
− Đối quang tốt: Thấy mạch máu sau tim và dưới vòm hoành. Thấy được
mạch máu từ rốn phối đến cách ngoại vi phổi 1.5 cm. Thấy được 3-4 đốt
ngực trên.
− Phim có tên tuổi bệnh nhân, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp.
3.2. Kỹ thuật chụp phổi nghiêng (H.3.2)
Kỹ thuật chụp phổi nghiêng thường được bổ sung cho phim thẳng. Trên
phim nghiêng hai phổi chồng lên nhau. Vì vậy chỉ định chụp phổi nghiêng cả
hai bên là một điều vô ích. Thường nghiêng trái, vì bóng tim không bị phóng
đại. Quan niệm trước đây là tổn thương bên phổi nào thì chụp nghiêng bên đó để
tổn thương gần phim rõ nét hơn, quan niệm này không còn phù hợp vì ưu điểm
không hơn quan niệm luôn luôn chụp nghiêng trái.
3.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Cởi bỏ áo nửa trên người, tháo vật dụng cản quang (như vòng cổ, kép tóc), nếu
cần bệnh búi tóc lên cao đầu.
3.2.2. Kỹ thuật
Tư thế chụp:
− Bệnh nhân đứng nghiêng về bên cần chụp và áp sát vào phim. Thường
nghiêng trái do phim cho hình ảnh giải phẫu tim tốt hơn. Đảm bảo bệnh
nhân đứng thẳng với trọng lực dồn đều hai chân.
− Hai tay giơ cao ôm lấy đầu hoặc bắt chéo qua đầu. Chỉnh mặt phẳng
lưng vuông góc với phim, cằm bệnh nhân hơi ngửa
Tia trung tâm: Bóng X quang chiếu ngang vuông góc với phim khu trú vào
ngang đốt sống ngực D5-6 ở điểm giữa thành ngực trước và sau.
Bệnh nhân phải hít vào sâu (tăng thể tích phổi thăm khám), nín thở (tránh
hiện tượng mờ hình chụp).
Hằng số chụp: Vì chụp nghiêng kích thước lồng ngực tăng lên so với chụp
thẳng nên đòi hỏi hằng số chụp phải thay đổi. Thông thường dùng 100-110KV,
6mAs, khoảng cách 1,2 mét, có dùng lưới chống mờ.
Kỹ thuật chụp phổi nghiêng cho phép xác định các tổn thương ở mặt phẳng
trước- sau, phối hợp với chụp thẳng để xác định vị trí, kích thước của tổn
89