Page 87 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 87
3.1. Chụp phổi thẳng (H.3.1)
3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Cởi bỏ áo nửa trên người, tháo vật dụng cản quang (như vòng cổ, kép tóc), nếu
cần bệnh búi tóc lên cao đầu.
3.1.2. Kỹ thuật
Tư thế chụp:
− Bệnh nhân đứng trước giá treo phim, áp mặt trước của lồng ngực vào phim.
Đảm bảo bệnh nhân đứng thẳng với trọng lực dồn đều hai chân.
− Hai tay chống hông, lòng bàn tay ngửa ra phía sau và hai khuỷu đưa hết
sức ra phía trước mục đích để tách xương bả vai ra khỏi trường phổi.
Trong trường hợp bệnh nhân yếu quá thì phải ôm lấy giá treo phim. Mặt
bệnh nhân hơi ngửa, tỳ lên mặt trên của giá phim.
− Chỉnh cột sống lưng dọc theo trung tâm phim.
Tia trung tâm: đi từ sau ra trước, vuông góc với phim và khu trú vào điểm
ngang đốt sống lưng D6-7. Đối với phụ nữ béo lùn tia trung tâm có thể khu trú
vào điểm ngang D8.
Bệnh nhân phải hít vào sâu (tăng thể tích phổi thăm khám), nín thở (tránh
hiện tượng mờ hình chụp).
Có thế chắn tia vùng nửa người dưới bằng tấm chắn hoặc váy chì.
Hằng số chụp: tùy loại máy, tùy loại phim, tùy theo thể trạng bệnh nhân
gầy, béo mà ta lấy hằng số chụp khác nhau. Thông thường sử dụng kV cao: 110-
130 kV, 3 mAs, khoảng cách từ 1,2- 1,5 mét, có lưới lọc di động hay cố định.
Ưu điểm của kỹ thuật chụp phổi KV cao
Phim chụp phổi KV cao có độ tương phản trung bình nhưng có nhiều thông
tin. Trên phim, diện tích trường phổi thấy được tăng lên rất nhiều vì không bị
che lấp bởi xương sườn, bóng tim và vòm hoành hai bên. Các mạch máu, các
tổn thương nhỏ chồng lên bóng tim, xương sườn, vòm hoành sẽ thấy được.
Kỹ thuật chụp KV thấp (50-70KV) cho hình ảnh tương phản tốt nhưng ít
thông tin vì xương sườn che lấp phần lớn trường phổi. Đề tìm tổn thương xương
sườn thì nên chụp phổi KV thấp.
87