Page 154 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 154

đầu. Nếu như người phụ nữ búi tóc phải thả tóc cho xoã đều trên đầu.

                   Trong trường hợp bệnh nhân giẫy giụa, hôn mê cần phải có những dụng cụ
            cần thiết như bao cát để cố định đầu bệnh nhân. Đối với trẻ nhỏ phải có người

            nhà giữ cố định đầu bằng tay.

            3. Các mặt phẳng của sọ mặt và các mốc

            3.1. Các mốc sọ mặt

                  −  Điểm giữa cằm.


                  −  Điểm góc hàm

                  −  Điểm giữa góc hàm là điểm nối giữa hai góc hàm.

                  −  Điểm nhân trung.


                  −  Điểm gốc mũi là chỗ giao nhau của xương trán và xương mũi.

                  −  Điểm gian mày (là điểm giữa hai lông mày còn gọi là điểm ấn đường).

                  −  Đỉnh sọ là điểm cao nhất của sọ.


                  −  Lỗ tai ngoài.

                  −  Điểm Bregma (còn gọi là thóp trước). Thóp trước là chỗ giao nhau của
                     hai xương trán và hai xương đỉnh. Thóp trước có hình thoi rất rõ ở trẻ sơ

                     sinh. Còn ở người lớn không xác định được. ở trẻ sơ sinh thóp phồng là
                     dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ.

                  −  Điểm Lamda (thóp sau) là chỗ giao nhau của hai xương đỉnh và xương

                     chẩm có hình tam giác rất rõ ở trẻ sơ sinh và không xác định được ở
                     người  trưởng thành.


                  −  Điểm ụ chẩm ngoài.

                  −  Điểm ụ chẩm là chỗ giao nhau của xương chẩm và cột sống.

                  Trên cơ sở các điểm này người ta xác định được một số mặt phẳng trong
            các tư thế chụp sọ mặt.


            3.2. Các mặt phẳng

                  −  Mặt phẳng chính diện (mặt phẳng đứng dọc-sagittal): là mặt phẳng đi từ
                     trước ra sau chia đôi sọ não ra làm 2 phần bằng nhau. Mặt phẳng này

                     được xác định bởi 3 điểm:






            154
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159