Page 153 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 153
Chương VI
KỸ THUẬT CHỤP XƯƠNG SỌ MẶT
Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHỤP SỌ MẶT
(Thời gian: 1 tiết)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được các mặt phẳng của chụp sọ mặt.
1. Đại cương
Kỹ thuật chụp sọ mặt vô cùng phức tạp, nhiều bệnh ở vùng xoang mặt, hốc
mắt, ở tai, ở trong não đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho từng bệnh. Nếu như
trước đây việc chẩn đoán bệnh lý vùng sọ mặt hầu như chỉ dựa vào X quang qui
ước thì ngày nay đã được bổ sung bằng chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ
hạt nhân, chụp động mạch não.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ vi
tính, đồng thời xuất hiện của thuốc cản quang tan trong nước đã mở ra một
ngành chuẩn đoán hình ảnh nói chung, trong đó đặc biệt là chẩn đoán bệnh lý hệ
thần kinh. Nhưng dù sao, và dù kỹ thuật có phát triển đến đâu thì chụp X quang
thường qui sọ mặt vẫn còn nguyên giá trị.
Để có được thông tin chẩn đoán từ phim chụp, bao giờ cũng phải chụp
phim sọ mặt toàn bộ ở hai tư thế thẳng và nghiêng nhằm nhận định sơ bộ tổn
thương. Ngoài ra chụp đối xứng để dễ so sánh bên lành với bên có bệnh.
Muốn chụp sọ đúng kỹ thuật, điều đầu tiên phải nhớ đó là các mốc và một
số mặt phẳng ở sọ, ở mặt. Các mốc này thường dùng trong thực hành để đặt tư
thế bệnh nhân và hướng chùm tia X.
Thông thường chỉ chụp sọ ở tư thế thuận tiện cho việc bất động bệnh nhân.
Tư thế ngồi chỉ thích hợp cho việc tìm mức nước như viêm dầy xoang hàm hoặc
bơm thuốc cản quang vào các não thất.
2. Một số yêu cầu kỹ thuật khi chụp sọ mặt
Để phim nét, và tránh gián đoạn việc thăm khám. Yêu cầu khi chụp sọ
mặt phải tháo bỏ hết đồ trang sức như vòng tai, dây truyền, cặp tóc, lược cài
153