Page 115 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 115
thận và niệu quản giãn nhưng không xác định được nguyên nhân (Ví dụ như sỏi
niệu quản) hoặc là đã xác định được nguyên nhân lúc này ta mới cho chụp hệ
tiết niệu để xác định thêm chẩn đoán
1.4. Chụp UIV
Khi chụp UIV để đánh giá chức năng thận thì bắt buộc phải có phim chụp
hệ tiết niệu.
2. Kỹ thuật chụp hệ tiết niệu
2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
Để có được một phim đủ để chẩn đoán bệnh nhân phải được chuẩn bị kỹ
càng như sau:
− Không dùng các thuốc điều trị có độ cản quang như thuốc điều trị dạ dày
trước ba ngày.
− Không ăn các thức ăn dễ sinh hơi vài ngày trước khi chụp.
− Nếu đã chụp dạ dày, chụp lưu thông ruột non, chụp khung đại tràng thì
sau một tuần mới được chụp hệ tiết niệu, để thải trừ hết thuốc cản quang
đường tiêu hoá.
− Thụt tháo kỹ tốt nhất là thụt tháo 2 lần, lần đầu vào ngày hôm trước, lần
sau trước khi chụp 1 giờ.
2.2. Kỹ thuật chụp thẳng (H.4.1)
Đối với trẻ em dùng cỡ phim 24 x 30cm người lớn cỡ phim 30 x 40cm.
Phim và lưới chống mờ đặt trên hoặc dưới bàn X quang.
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay xuôi theo cơ thân mình hoặc đưa tay lên phía
đầu, hai chân co nhẹ.
Chỉnh cột sống thắt lưng vào trung tâm phim.
Chỉnh đường nối 2 gai chậu trước trên song song với phim.
Tia trung tâm: chiếu từ trên xuống dưới vuông góc với phim, khu trú vào
điểm giữa đường nối hai mào chậu.
Hằng số chụp: 60 - 80KV; 150 - 200mAs, 1 mét.
Chụp lúc bệnh nhân nín thở để tránh nhoà hình.
115