Page 114 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 114
Chương IV
KỸ THUẬT CHỤP BỤNG-TIẾT NIỆU- KHUNG CHẬU
Bài 1: KỸ THUẬT CHỤP HỆ TIẾT NIỆU KHÔNG CHUẨN BỊ
(Thời gian: 2 tiết)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được bốn chỉ định chụp hệ tiết niệu.
2. Trình bày được được kỹ thuật chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị.
1. Chỉ định chụp hệ tiết niệu
1.1. Đái ra máu
Đái ra máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong nước
tiểu. Đái ra máu nhiều, mắt thường cũng thấy được gọi là đái ra máu đại thể.
Nhưng cũng có thể ít mắt thường không thấy được mà phải nhìn qua kính hiển
vi gọi là đái máu vi thể. Đái ra máu đơn thuần có thể kèm theo đái ra mủ, đái ra
dưỡng chấp.
Như vậy trước một bệnh nhân đái máu dù là đái ra máu vi thể hay đái ra
máu đại thể. Ngoài việc thăm khám lâm sàng không thể thiếu cận lâm sàng đó là
chụp hệ tiết niệu, nó giúp định hướng chẩn đoán.
1.2. Đau bụng nội khoa
Bệnh nhân có cơn đau bụng chưa rõ nguyên nhân. Khi đã loại trừ dấu hiệu
ngoại khoa thì cũng nên cho chụp hệ tiết niệu. Bởi lẽ kỹ thuật này vừa là nghiệm
pháp sàng lọc, vừa tìm nguyên nhân.
1.3. Siêu âm ổ bụng
Nhiều tác giả khuyên các nhà chẩn đoán hình ảnh khi làm siêu âm ổ bụng
nên có phim chụp hệ tiết niệu kèm theo. Nó giúp cho người làm siêu âm tập
trung nhiều cơ quan bị tổn thương và giảm bớt thời gian thăm khám các cơ quan
khác. Điều này trong thực tế có lẽ như ngược lại khi làm siêu âm, thấy đài bể
114