Page 55 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 55
- Viêm mũi xoang mãn tính
- Tắc ngạt mũi
- Polip mũi xoang
- Mất khứu giác
- Chấn thương hàm mặt
2.2. Chuẩn bị người bệnh
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu ảnh
như hàm răng giả, vòng tai, dây chuyền…
- Người bệnh cần yên tâm khi khám xét, tránh xúc động mạnh. Nếu bệnh
nhân chấn thương hàm mặt trong tình trạng kích thích dãy dụa thì cần dùng
thuốc an thần.
2.3. Tư thế người bệnh
- Người bệnh nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay
xuôi theo cơ thể.
- Đầu bệnh nhân phải được đặt cân đối trên giá đỡ sọ và được cố định
bằng một băng vải vòng quanh trán.
2.4. Các thông số kỹ thuật
- Tạo ảnh định khu (Scout-view) ở hướng nghiêng, từ C3 đến đỉnh đầu.
- Cắt xoắn ốc.
- Vùng cắt lớp: từ cung răng hàm dưới đến hết bờ trên xoang trán.
- Cắt lớp theo mặt phẳng ngang OM - 15º (song song với khẩu cái cứng).
- Bước chuyển bàn: 0,7 – 1,3
- Điện áp: 100 – 120kV (< 100 kV đối với trẻ em)
- Điện tích: 10 – 40 mAs
- Trường nhìn: 15 - 25 cm
- Tái tạo lớp mỏng vài mm liên tiếp nhau trên mặt phẳng ngang và đứng
ngang.
Lưu ý : Mặt phẳng cắt ngang có thể gây nhiễu ảnh do các cung răng. Để
khắc phục hiện tượng nhiễu ảnh, nên sử dụng cắt trực tiếp theo mặt phẳng
55