Page 44 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 44
- Chuẩn bị các thuốc dự phòng phản ứng thuốc.
- Biết được độ tập trung và liều lượng cản quang được tiêm theo chỉ
định, dựa trên liều thấp nhất có thể đảm bảo thăm khám đạt chất lượng tốt.
- Thông tin cho bệnh nhân biết được các tai biến có thể gặp khi tiêm
thuốc, trong trường hợp bệnh nhân từ chối họ phải có trách nhiệm với quyết
định này.
- Trước tiêm giải thích qui trình tiêm, báo trước cho bệnh nhân đau ở
vùng chọc kim. Tốt nhất dùng kim luồn có cánh để kim cố định tốt trong lòng
tĩnh mạch. Sau tiêm, kiểm tra vùng tiêm, nên lưu kim và theo dõi bệnh nhân
sau 15 phút (giai đoạn xảy ra phản ứng thuốc cao nhất), có thể truyền thêm
dịch.
3. Chế độ ăn trước tiêm
- Không được dừng thuốc điều trị trước khi chụp với lý do nhịn ăn.
- Nhịn ăn là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp. Nguy cơ nôn
có thể xảy ra và gây nguy hiểm nhất là với những bệnh nhân có những thiết
bị y tế đi kèm. Vì vậy, khuyến cáo nên nhịn ăn thức ăn đặc 3 giờ được đưa ra
cho phần lớn các thăm khám CLVT có tiêm cản quang.
- Uống nhiều nước trước và sau khi tiêm thuốc cản quang là cần thiết.
Nên uống các loại nước không cồn 2 giờ trước tiêm (nước lọc, nước hoa quả,
cà-phê, trà, nước có ga).
- Ăn nhẹ 6 giờ trước tiêm.
- Không hút thuốc lá.
4. Tốc độ tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch
Thông thường dùng thuốc cản quang có nồng độ 300-350 mgI/ml, tốc độ
tiêm tương ứng từ 2,5-8 ml/s.
Bảng thời gian tuần hoàn (tham khảo) tính từ thời điểm bắt đầu bơm
thuốc ở tĩnh mạch cánh tay cho tới một số tạng cần khám xét theo N. Schad
với tần số tim 75 lần/phút.
Cánh tay - Thất phải 4 s
Cánh tay - Thất trái 11 s
Cánh tay - Động mạch chủ ngực 12 s
44