Page 41 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 41
C, 20 keV đến 120 keV
D, 20 keV đến 100 keV
Bài 8: THUỐC CẢN QUANG
(Thêi gian: 3 tiÕt)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được cấu tạo và các loại thuốc cản quang I-ốt
2. Trình bày được quy trình chuẩn bị bệnh nhân, chế độ ăn trước tiêm và tốc
độ tiêm khi tiêm thuốc cản quang trong chụp CLVT.
3. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khi dị ứng thuốc cản
quang.
1. Cấu tạo và các loại thuốc cản quang I-ốt (Iod)
1.1. Cấu tạo chung
Tất cả các chất cản quang này đều được cấu tạo hóa học cơ bản là một
vòng benzene gắn 3 nguyên tử iod. Một chuỗi đơn chỉ gồm một vòng benzene
chứa ba iod và một chuỗi đôi gồm có hai vòng benzene chứa ba iod.
Chất cản quang iod có thể phân thành hai nhóm: ionic và không ionic
dựa vào tính hoà tan trong nước của chúng. Nước trong thân thể được phân đa
cực với những cực dương xung quanh những nguyên tử hy-đrô và những cực
âm xung quanh những nguyên tử o-xi. Chất cản quang ionic là chất hòa tan
trong nước vì chúng tách những ion dương và âm của phân tử nước. Ngược
lại, chất cản quang không ionic không tách ion dương và âm mà tan trong
nước bởi các nhóm OH của chúng. Các cực điện trong nhóm OH của chất cản
quang hút các cực điện trong các phân tử nước.
Nồng độ thẩm thấu của chất cản quang liên quan đến tác dụng phụ. Chất
cản quang trước đây có nồng độ thẩm thấu rất cao (1500- 2000 mosm/kg), và
41