Page 149 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 149
- Độ dày lớp cắt: tùy theo máy và các thông số tái tạo ảnh.
- Bước chuyển bàn: 0,75.
- Điện áp: 120 - 140 kV.
- Điện tích: tùy theo trọng lượng bệnh nhân, trung bình 250– 350 mAs.
- Trường nhìn: 13 cm.
- Độ dài trường cắt khoảng 15 cm
- Tái tạo: 1 -2 mm tùy theo máy và số bộ cảm biến (detector), tái tạo
mỏng hơn nếu có dựng ảnh 3D, MPR...
- Độ lọc (filtre) tái tạo: lọc không gian.
- Đặt cửa sổ:
+ Cửa sổ xương: WL: 400 HU; WW: 2500 HU
- Tái tạo liên tục trên 3 mặt phẳng với độ dày lát cắt 1 - 2 mm
+ Tái tạo mặt phẳng đứng ngang (vuông góc với trục ổ cối) từ sau ra
trước, từ bờ trước đến bờ sau ổ cối.
+ Tái tạo mặt phẳng đứng dọc (song song với trục ổ cối) từ trong ra
ngoài, từ sau dưới đến giới hạn ngoài đầu xương đùi.
+ Tái tạo mặt phẳng ngang từ bờ trên ổ chảo đến giới hạn dưới của
phần đọng thuốc cản quang.
4.5. Thuốc cản quang
- Không cần thiết tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.
- Tiêm thuốc cản quang nội khớp :
+ Sử dụng thuốc cản quang chứa Iode tan trong nước.
+ Đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn.
+ Phối hợp với việc hút dịch ổ khớp làm bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn.
4.6. Yêu cầu thăm khám
Quan sát được toàn bộ các thành phần của khớp háng: cơ, sụn, xơ-sụn,
xương, dị vật nhỏ trong cản quang nội khớp.
5. KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH KHỚP GỐI
149