Page 146 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 146
- Vùng cắt lớp, tùy thuộc vào từng loại bệnh lý:
+ Đau thần kinh tọa: Cắt lớp 3 khoang liên đốt sống (từ mặt dưới L2 đến S3)
+ Đau vùng đùi: Cắt lớp 4 khoang liên đốt sống (từ mặt dưới L1 đến S2)
+ Sau phẫu thuật đĩa đệm : các lớp cắt khu trú vào vùng đã phẫu thuật.
+ Trong một số trường hợp có thể phải cắt từ mũi ức đến khớp mu
- Đặt hướng cắt:
+ Khi cần đánh giá đĩa đệm: hướng cắt song song với bản xương tận
cùng của đốt sống theo từng khoang liên đốt
+ Trong chấn thương: hướng cắt vuông góc với mặt bàn và quét xoắn ốc
liên tục để dễ tái tạo ảnh 3D và các mặt phẳng cần thiết khác
- Độ dày lớp cắt: tùy theo máy và các thông số tái tạo ảnh.
- Bước chuyển bàn: 0,75
- Điện áp: 100 - 140 kV (trung bình 120 kV)
- Điện tích: 100 – 300 mAs (tùy theo cân nặng của bệnh nhân).
- Trường nhìn: khoảng 15 – 20 cm
- Tái tạo: tối đa 1,25 – 2,5 mm tùy theo máy và số bộ cảm biến
(detector), tái tạo mỏng hơn nếu có dựng ảnh 3D, MPR...
- Đặt cửa sổ:
+ Cửa sổ mô mềm: WL: 50 HU; WW: 280 HU
+ Cửa sổ xương: WL: 450 HU; WW: 1500 HU
- Thăm khám trên máy trên 3 mặt phẳng, tái dựng các lớp mỏng thích
hợp cho dựng các hình mạch máu.
2.5. Thuốc cản quang
- Phần lớn các trường hợp không cần thiết tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.
- Tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch chỉ nên được sử dụng trong một số
trường hợp: Bệnh nhân đã phẫu thuật cột sống, các tổn thương nghi ngờ trên
cộng hưởng từ...
- Loại thuốc cản quang tan trong nước nồng độ tối thiểu 300 mgI/ml, liều
lượng: 95 ml, tốc độ tiêm: 2 ml/giây, chụp muộn sau khoảng 210 giây.
146