Page 108 - Pháp chế dược
P. 108

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng, lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử
               dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng
               kháng sinh trong bệnh viện.
               - Tham gia chỉ đạo tuyến.
               - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

               - Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
               - Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
               - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y
               tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư -
               Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
               2. Quy định về cơ sở vật chất của khoa dược bệnh viện
               2.1. Địa điểm
               - Khoa Dược cần được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc cho cán bộ,
               nhân viên khoa Dược (hệ thống máy vi tính; máy in; điện thoại; internet; fax; phần mềm
               quản lý sử dụng thuốc, hóa chất pha chế; tài liệu liên quan về thuốc, về nghiệp vụ dược),
               tạo điều kiện đầy đủ hỗ trợ công tác thông tin, tư vấn và quản lý sử dụng thuốc.
               2.2. Cơ sở vật chất của khoa Dược
               - Hệ thống kho, phòng pha chế, nơi sản xuất, chế biến thuốc đông y và thuốc từ dược liệu,
               buồng cấp phát cần bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển và cấp phát theo yêu cầu
               của thực hành tốt phân phối thuốc. Điều kiện của kho thuốc phải đảm bảo về ánh sáng;
               nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ;
               bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
               - Phòng pha chế thuốc và các dịch truyền cần bố trí vị trí phù hợp và bảo đảm theo nguyên
               tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc”. Đối với các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư được
               pha chế ở các phòng pha chế đặc biệt tại các khoa hoặc các đơn vị, trung tâm Y học hạt
               nhân và Ung bướu, tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ và chất thải độc hại đặc biệt
               nhằm đảm bảo an toàn cho người pha chế và an toàn cho môi trường.
               - Kho hóa chất, cồn phải tách biệt với kho thuốc.
               - Tùy theo từng điều kiện của bệnh viện, Lãnh đạo bệnh viện quyết định phòng bào chế
               sao tẩm thuốc và kho thuốc đông y bố trí tại khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược. Việc
               dự trù, nhập thuốc, cấp phát thuốc, kiểm kê và báo cáo theo đúng quy định của công tác
               khoa Dược.
               3. Quy định về chuyên môn, nhiệm vụ của cán bộ khoa Dược

               3.1. Quy định về chuyên môn, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược .
               3.1.1.Quy định về chuyên môn:

                     Tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng chưa
               có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học
               phụ trách khoa.

               3.1.2. Nhiệm vụ của trưởng khoa Dược:

                                                            105
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113