Page 62 - Giao trinh- Các bệnh lây qua đường tình dục
P. 62
2.4. Ảnh hưởng của lậu đối với thai phụ và thai nhi
- Một người phụ nữ nhiễm lậu mà không được điều trị kịp thời có thể
dẫn tới việc vô sinh, khó thụ thai hoặc chửa ngoài tử cung do ứ mủ,
viêm tắc vòi trứng.
- Thai phụ nhiễm lậu nếu không được điều trị có thể gây sảy thai, nhiễm
khuẩn ối, viêm màng ối. Ngoài ra có thể gây đẻ non, vỡ ối sớm, thai
chậm phát triển, nhiễm khuẩn sau đẻ.
- Trong khi đẻ vi khuẩn lậu sẽ lây truyền bệnh cho thai nhi. Vi khuẩn
dính vào niêm mạc mắt kết mạc của trẻ gây viêm mắt nặng có thể gây
mù lòa. Ngoài ra bệnh còn lây lan ra các bộ phận khác trên cơ thể trẻ,
có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm màng não...
2.5. Điều trị và chăm sóc dự phòng lây nhiễm lậu từ mẹ sang con
- Khám thai định kỳ, điều trị kịp thời và tích cực cho thai phụ bị lậu.
- Thực hiện y lệnh điều trị của bác sĩ:
+ Các thuốc có thể sử dụng điều trị lậu ở phụ nữ mang thai: Cefixim,
Ceftriaxon, Azithromycin, Erythromycin, Spectinomycin.
+ Phụ nữ có thai và cho con bú không được dùng doxycyclin và
tetracyclin.
- Nên giữ thai vì vi khuẩn lậu thường chỉ lây lan cho em bé lúc sinh do
dịch mủ âm đạo. Ngược lại khi phá thai lại làm vi khuẩn dễ xâm nhập
vào tử cung, vào máu hơn.
- Nên chuẩn bị để mổ lấy thai chủ động tránh làm lây lan lên niêm mạc
của trẻ sơ sinh.
- Hướng dẫn chế độ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, khô thoáng
do vi khuẩn lậu thích hợp sống trong môi trường ẩm ướt.
53