Page 60 - Giao trinh- Các bệnh lây qua đường tình dục
P. 60
- Vận động: đi lại nhẹ nhàng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để giảm
ma sát vào vùng bị sùi mào gà tránh gây chảy máu.
- Vệ sinh: rửa vệ sinh hàng ngày bằng nước đun sôi để nguội, luôn luôn
phải giữ khô và sạch sẽ. Tuyệt đối không được cậy hay dứt các nốt sùi
để tránh nhiễm khuẩn lây lan và chảy máu.
- Tình dục an toàn và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
- Nên điều trị khỏi bệnh trước khi sinh con nếu có thể. Khi sinh con nếu
tình trạng sùi mào gà phát triển, thai phụ không nên lựa chọn sinh
thường vì khi thai nhi đi qua vị trí bị sùi mào gà sẽ làm tăng nguy cơ
con bị lây nhiễm. Phương pháp sinh mổ có thể hạn chế nguy cơ lây
nhiễm cho con.
- Cần xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho tất cả những người
phụ nữ đang bị bệnh sùi mào gà. Sau khi sinh, cần soi tử cung thường
xuyên, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và nếu cần có thể dùng
phương pháp sinh thiết để chuẩn đoán bệnh chính xác.
2. Bệnh lậu với thai nghén và sinh đẻ
2.1. Đại cương
Bệnh lậu là một bệnh gây nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tại đường sinh dục,
tiết niệu do vi khuẩn lậu cầu có tên khoa học là Neisseria gonorrheae gây ra. Lậu
cầu là song cầu gram âm, bắt màu đỏ, hình hạt cà phê đứng thành từng đôi.
Bệnh lậu là bệnh có khả năng lây lan rất cao và là bệnh hay gặp nhất trong
các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam hiện nay, bệnh lây trực tiếp
từ người sang người thông qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt với đối
tượng có nhiều bạn tình, gái mại dâm.
51