Page 52 - Giao trinh- Các bệnh lây qua đường tình dục
P. 52
- HBeAg (+), nồng độ HBV DNA tăng cao: sự lây truyền cao.
- Nếu Anti HBe (+): có kháng thể kháng lại sự nhân lên virus.
* Đếm số lượng virus HBV trong máu
4
Trong máu nếu số lượng virus đạt trên 10 copies/ml được coi là mắc viêm
gan B.
4. Nguy cơ của viêm gan B với thai phụ và thai nhi
4.1. Nguy cơ đối với thai nhi và sơ sinh
- Trước tiên cần khẳng định việc có thai không phải là yếu tố khiến bệnh
viêm gan B ở mẹ nặng thêm mà ngược lại, virus viêm gan B không gây
ảnh hưởng xấu tới tiến trình mang thai, cũng như tới bào thai.
- Phần lớn quá trình mang thai ở người mắc bệnh viêm gan B vẫn tiến triển
bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị tật. Tuy
nhiên, nếu không được điều trị, người mẹ có thể truyền virus sang bé với
tỷ lệ từ 10-20%. Đặc biệt, nguy cơ lây bệnh cho bé có thể lên tới 80-90%
nếu mẹ mắc viêm gan B nặng trong ba tháng cuối, do tải lượng virus trong
máu cao sẽ làm gia tăng nguy cơ lây truyền. Khi đó, em bé có nguy cơ
mắc bệnh viêm gan B mãn tính đến 90%.
- Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng của
bệnh khi mới chào đời nhưng về sau này có khả năng mắc các bệnh suy
gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan cao hơn.
4.2. Nguy cơ đối với mẹ
- Khi nhiễm virus viêm gan B, chức năng gan của người mẹ bị suy giảm. Vì
thế nếu bị sảy thai hoặc khi sinh bé, người mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn
(do đã mất các yếu tố đông máu) và có thể rơi vào tình trạng hôn mê (do
gan đã mất chức năng chống độc).
43