Page 43 - Hóa phân tích
P. 43
BÀI 3: DUNG DỊCH
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được định nghĩa, phân loại dung dịch.
2. Trình bày được khái niệm về dung dịch điện ly và dung dịch đệm.
3. Tính toán được các bài toán về nồng độ dung dịch, pH.
4. Chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập.
1. Dung dịch
1.1. Định nghĩa, phân loại dung dịch
1.1.1. Định nghĩa
Dung dịch là hỗn hợp đồng thể (đồng nhất) gồm hai hoặc nhiều cấu tử (hợp
phần).
Dung dịch khác với hỗn hợp ở chỗ phân tử các chất được phân bố đồng đều
và ở bất kỳ một vi thể tích nào trong hỗn hợp đó thì thành phần hỗn hợp cũng
giống hệt nhau.
Ví dụ: dung dịch muối tan trong nước có các phân tử muối phân tán đồng
đều trong nước ở một pha lỏng.
1.1.2. Phân loại
- Dựa vào bản chất vật lý (người ta phân dung dịch thành các dạng theo
pha):
+ Dung dịch ở pha lỏng: ví dụ: dung dịch NaCl gồm NaCl hòa tan trong
nước
+ Dung dịch ở pha rắn: như hợp kim của các kim loại (ví dụ: gang, thép)
+ Dung dịch ở pha khí: chẳng hạn như không khí là một dung dịch ở thể
khí gồm các chất khí khác nhau như Nitơ, Oxy, Hydro, Carbonic…
- Dựa vào độ hòa tan của các chất (phân loại dung dịch bão hòa và dung
dịch không bão hòa):
+ Dung dịch bão hòa: là dung dịch chứa lượng tối đa chất tan ở một nhiệt
độ nhất định. Trong dung dịch bão hòa ở cùng một thời gian, số phân tử chất tan
vào dung dịch bằng số phân tử trở lại trạng thái chưa tan tạo nên một cân bằng
34