Page 60 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 60
- Có thái độ đồng cảm, chia sẻ, an ủi người nhà người bệnh khi người bệnh tử
vong.
- Quan hệ tốt với đồng nghiệp.
- Biết kiểm điểm và tự kiểm điểm bản thân khi mắc lỗi, không đùn đẩy trách
nhiệm
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe.
4.2 Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
- Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
- Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên
theo quy định;
- Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích
tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp
pháp của người bệnh biết;
- Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng
chi trả của người bệnh;
- Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về
sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám
lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
- Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
4.3 Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
- Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội
quy, quy định của bệnh viện và của khoa;
- Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những
nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của
người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
- Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp
của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
- Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh
hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
- Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho
người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp
phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị
60