Page 83 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 83
- Phân tích ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu đã thu được: Nêu ý nghĩa
và giá trị của những kết luận mà nghiên cứu đã thu được.
- Phân tích một cách khách quan khả năng có sai lệch trong quá trình
nghiên cứu.
2.6. Kết luận
Tóm tắt ngắn gọn quá trình nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra. Mỗi mục tiêu thường có 1 hoặc một vài nội dung kết luật. Kết luận là phần
tóm tắt nhất về kết quả nghiên cứu đạt được.
2.7. Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những khuyến nghị mang
tính thực thi để khuyến cáo cho các nhà quản lý, người thực hành hoặc những
người liên quan để áp dụng nhằm cải thiện tình hình tốt hơn.
2.8. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo cho phép người đọc kiểm tra các số liệu đã được trích
dẫn trong báo cáo có chính xác và trung thực không, vì vậy người viết báo cáo
cần liệt kê đầy đủ và chính xác danh mục tài liệu đã tham khảo. Tài liệu tham
khảo cần được liệt kê theo một quy tắc nhất quán. Thông thường người ta đánh
số danh mục tài liệu theo tên tác giả, năm công bố, tên tài liệu, tên nhà xuất bản,
lần tái bản, trang số. Ví dụ:
1. Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện. Nhà xuất bản Y học, 30 - 35.
2. Lê Hồng Phong (1992), Bệnh viêm não Nhật Bản ở miền Bắc Việt Nam.
Tạp chí Y học dự phòng, số 2, 11 - 15.
3. Phạm Đức Mục, Đào Thành, Ngô Đức Thọ (2005), Sự hài lòng nghề
nghiệp của Điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan, Thông tin Điều
dưỡng số 27, 39 - 45.
2.9. Phụ lục
Đưa vào báo cáo những bản phụ lục đã được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu như: các công cụ để thu thập số liệu như phiếu quan sát, phiếu
83