Page 82 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 82
Cần nêu rõ xử lý số liệu bằng tay hay sử dụng phần mềm để hỗ trợ xử lý
và phân tích số liệu. Đồng thời nêu rõ những chỉ số thống kê được sử dụng
trong việc tính toán kết quả nghiên cứu như: các tỷ lệ, tần số, trung bình cộng,
độ lệch chuẩn…
2.4. Kết quả nghiên cứu
Phần kết quả nghiên cứu là trọng tâm của báo. Kết quả được trình bày
theo mục tiêu nghiên cứu và là cơ sở của phần bàn luận. Trong phần này chỉ
viết các kết quả nghiên cứu và những nhận xét quan trọng. Trình bày tất cả các
kết quả nghiên cứu kể cả các kết quả âm tính nếu các kết quả này mang lại các
thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Không nên trình bày các kết quả không có
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.
Phần kết quả cần được viết ngắn gọn, rõ ràng và chính xác. Không nên
dùng các từ mơ hồ như “rất nhiều”, “một vài”, “tương đối". Trong phần kết quả
nghiên cứu các động từ phải dùng ở thì quá khứ vì kết quả nghiên cứu đã thu
được trong quá khứ. Nếu đề cương nghiên cứu tốt chỉ cần đổi từ “sẽ làm” bằng
từ “đã làm” là đủ.
Các kết quả nghiên cứu thường được trình bày bằng các bảng, biểu đồ,
hình vẽ hoặc các hình chụp hoặc bằng câu chữ. Các bảng, biểu đồ phải trình bày
rõ ràng và lựa chọn loại bảng, loại biểu đồ thích hợp.
Chú ý: cần tránh một sai lầm thường gặp là việc mô tả các đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu chiếm quá nhiều trong phần trình bày kết quả nghiên cứu.
2.5. Bàn luận
Phần bàn luận có ba nội dung chính:
- So sánh kết quả với các tác giả khác: So sánh kết quả với các tác giả
khác là nhằm tăng cường thêm sức thuyết phục đối với kết quả nghiên cứu của
chính mình, nhằm chứng minh tính ưu việt của phương pháp điều trị, phương
pháp phẫu thuật… mà tác giả vừa đề xuất. Khi so sánh nên trình bày các kết quả
dưới dạng các bảng hoặc các biểu đồ, tránh nhắc lại các chi tiết. Khi so sánh,
nếu thấy có sự khác nhau thì phải phân tích xem nguyên nhân tại sao.
82