Page 55 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 55

- Phù chân có thể do tắc nghẽn tĩnh mạch cấp hoặc do dòng chảy ngược trong tĩnh

               mạch sâu hoặc nông, có khi không liên quan gì tới hệ tĩnh mạch (suy tim, suy gan

               thận, phù bạch mạch…)

               - Loét không liền sẹo: thường ở mặt trog của mắt cá, chủ yếu do ứ trệ tĩnh mạch

               bên dưới

               - Chi dưới nổi các búi tĩnh mạch.

               - Đám xuất huyết trên da.

               - Sờ các tĩnh mạch, thấy tĩnh mạch sơ xơ cứng.

               - Khám các cơ quan khác: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,…

               - Nghiệm pháp:

               + Schwarz: Dương tính khi tay sờ tĩnh mạch ở dưới có cảm giác sóng vỗ từng nhịp.

               + Trendelenburg:

                        Dương tính khi TM giãn trở lại từ trên xuống trong 30 giây.

                        Âm tính khi giãn TM trở lại từ dưới lên trong 30 giây.

               Thăm khám và quan sát các biểu hiện bên ngoài của chân thường hữu ích nhưng không

               phải là hướng dẫn đáng tin cậy đối với suy tĩnh mạch. Những  biểu hiện này cũng

               thường gặp trong nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến chi dưới.Các xét nghiệm chẩn đoán

               luôn luôn là cần thiết để loại bỏ tắc nghẽn tĩnh mạch sâu, đánh giá các đường của dong

               chảy ngược và để hướng dẫn điều trị.

               2.2. Cận lâm sàng

               2.2.1. Các xét nghiệm

               - D-dimer tăng cao: huyết khối tĩnh mạch (Bình thường: < 500 µg/L hay < 0,5 mg/L)

               - Tiểu cầu giảm trong hội chứng Klippel-Trenaunay-Weber (Hội chứng rối loạn

               mạch máu bẩm sinh)

               2.2.2. Thăm dò hình ảnh







                                                                                                          49
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60