Page 94 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 94
- Tuỳ theo chu kì kinh là 25, 28, 30 hay 32 ngày, cặp vợ chồng muốn áp dụng
BPTT này, phải dự đoán ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt sau.
- Từ ngày đầu tiên của kỳ kinh sau, tính ngược lại 14 ngày để dự kiến ngày
phóng noãn.
- Từ ngày dự kiến phóng noãn lui lên 5 ngày và lui xuống 4 ngày thì quãng thời
gian đó là giai đoạn “không an toàn”, cần kiêng giao hợp hay nếu giao hợp thì cần
dùng BPTT hỗ trợ (xuất tinh ra ngoài âm đạo, bao cao su, thuốc diệt tinh trùng ...).
1.2.2. Vô kinh cho con bú
Ở các nước đang phát triển, cho bú vô kinh đóng vai trò quan trọng trong việc
kéo dài khoảng cách sinh và tham gia vao việc giảm tỷ suất tử vong mẹ và tử vong trẻ
em.PPCBVK được coi là một BPTT tự nhiên và là phương pháp chuyển tiếp ngay sau
khi sinh trước khi áp dụng một phương pháp tránh thai khác. Đây là một biện pháp
tránh thai tạm thời.
Phương pháp này có hiệu quả tránh thai cao với các điều kiện sau:
- Cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cả ngày và đêm.
- Chưa có kinh trở lại.
- Con dưới 6 tháng tuổi.
Phương pháp không còn hiệu lực khi:
- Sau sinh trên 6 tháng.
- Trẻ đã ăn dặm, không bú mẹ hoàn toàn.
- Bà mẹ hành kinh trở lại
1.2.3. Một số biện pháp khác
* Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo
- Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là BPTT cổ xưa nhất mà loài người đã biết
để tránh thai ngoài ý muốn và vẫn tồn tại đến ngày nay. Riêng điều này cho thấy biện
pháp này không ảnh hưởng gì đến cặp vợ chồng áp dụng.
- Cơ chế tránh thai của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là tinh trùng không
vào được đường sinh dục nữ, nên không thể thụ tinh.Hướng dẫn cách thực hiện:
+ Khi giao hợp lúc đầu hai vợ chồng hoạt động như bình thường.
+ Đến khi người chồng cảm thấy sắp sửa xuất tinh thì rút nhanh dương vật để
xuất tinh ra ngoài, xa hẳn bộ phân sinh dục của người vợ.
93