Page 15 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 15
Có hai phương pháp nghiên cứu tăng trưởng:
- Nghiên cứu ngang: là trong cùng một thời điểm nghiên cứu các đối tượng khác
nhau. Loại nghiên cứu này cung cấp các thông tin về giá trị trung bình các chỉ tiêu
sinh học của từng loại đối tượng theo từng lứa tuổi.
- Nghiên cứu dọc: là nghiên cứu một loại đối tượng trong suốt thời gian dài nhằm
đánh giá tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh học theo thời gian.
1.3. Các chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng: Có thể xếp các chỉ tiêu đánh giá thành
3 nhóm:
- Nhóm chỉ tiêu nhân trắc gồm: cân nặng, chiều cao, chu vi các vòng, tỷ lệ giữa các
phần trong cơ thể…
- Tuổi xương.
- Các chỉ số trưởng thành tính dục: lông mu, vú, tuổi xuất hiện kinh nguyệt hoặc
xuất tinh lần đầu.
2. Sự phát triển cân nặng, chiều cao
2.1.Trẻ sơ sinh: cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh là con dạ thường lớn hơn
con so, trẻ trai thường lớn hơn trẻ gái.
2.1.1. Cân nặng
Trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ cân nặng của trẻ trai là 3100 ± 350 g, trẻ gái
là 3060 ± 340 g (số liệu điều tra năm 1995).
Sau đẻ cân nặng thường giảm khoảng 6 – 8 % (150 – 300g) gọi là hiện tượng
sụt cân sinh lý do trẻ bị mất nước qua da, qua hơi thở, bài tiết phân su, bài tiết nước
tiểu…cân nặng sẽ hồi phục bằng lúc mới đẻ vào ngày thứ 10 sau đẻ, sau đó mới
tăng cân. Trẻ đẻ non, thấp cân và không được bú mẹ đầy đủ sẽ sụt cân nhiều hơn và
hồi phục chậm hơn.
2.1.2. Chiều cao
Chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ trẻ trai là 50 + 1,6 cm; trẻ gái
là 48,8 + 1,5 cm.
2.2. Trong năm đầu
15