Page 3 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 3
đường tiết niệu), mủ (ví dụ ở vết thương), máu (ở nhiễm khuẩn máu), các chất
dịch (ví dụ dịch não tủy trong viêm màng não...).
Để lấy được bệnh phẩm tốt (có chứa vi khuẩn gây bệnh), phải đảm bảo
đúng 5 nguyên tắc khi lấy bệnh phẩm, đó là:
- Đúng chỗ: đúng vị trí có nhiều vi khuẩn. Muốn vậy phải nắm được đường
lan chuyền và đào thảI của mầm bệnh, để quyết định lấy một hoặc một số bệnh
phẩm.
- Đúng lúc: là đúng thời điểm có nhiều vi khuẩn trong bệnh phẩm.
- Trước khi dùng kháng sinh, hoặc sau khi dừng sử dụng kháng sinh 24
giờ.
- Đảm bảo kỹ thuật vô trùng (không gây nhiễm trùng cho người bệnh và
không đưa vi khuẩn lạ vào bệnh phẩm).
- Bệnh phẩm cần được chuyển nhanh nhất tới phòng xét nghiệm. Nếu cần
phảI bảo quản bệnh phẩm ở môi trường và nhiệt độ thích hợp.
1.2. Nhuộm, soi (chẩn đoán nhanh):
- Làm tiêu bản nhuộm từ bệnh phẩm để tìm vi khuẩn, dựa vào: hình thể,
tính chất bắt màu, kích thước và cách sắp xếp; đánh giá các loại tế bào
và mối quan hệ giữa vi khuẩn với các tế bào này (vi khuẩn nằm trong
hay ngoài tế bào).
Thường nhuộm đơn và nhuộm Gram.
- Làm tiêu bản soi tươi bệnh phẩm để tìm vi khuẩn dựa vào tính chất di
động của nó.
Kết quả nhuộm soi thường chỉ có giá trị chẩn đoán sơ bộ và định hướng
cho nuôi cấy. Nhưng trong một số trường hợp có giá trị chẩ đoán quyết định:
Chẩn đoán bệnh giang mai, hoặc bệnh lậu bằng nhuộm soi trực tiếp bệnh phẩm
đường sinh dục. Trong một chẩn đoán một số bệnh có giá trị tương đối quyết
định như nhuộm hat nhiễm sắc chẩn đoán bệnh bạch hầu, chẩn đoán bệnh dịch
hạch bằng nhuộm bệnh phẩm hạch …. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực
3