Page 18 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 18
(ví dụ lao hay virut) lại thấy nhiều bạch cầu đơn nhân. Bệnh phẩm từ đường hô hấp,
đường tiết niệu, thì ngoài bạch cầu đa nhân còn có thể thấy thêm tế bào biểu mô. Bệnh
phẩm hoàn toàn không thấy tế bào bạch cầu đa nhân, thường không cần tiến hành nuôi
cấy phân lập.
Bệnh phẩm có bạch cầu đa nhân thì nên điều trị kháng sinh ngay, nếu chỉ thấy
bạch cầu đơn nhân thì không nên dùng kháng sinh.
Khi quan sát các tiêu bản làm từ bệnh phẩm, cần quan tâm đến mối quan hệ giữa
vi khuẩn và tế bào: vi khuẩn nằm trong hay ngoài tế bào? tế bào còn nguyên vẹn hay
bị phá vỡ? Những vi khuẩn có hình thể đặc trưng như lậu cầu, não mô cầu, phế cầu,
dịch hạch,... nếu thấy nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân, ngoài giá trị định hướng cho
nuôi cấy phân lập còn có giá trị chẩn đoán cao.
2.3. Cách xác định kích thƣớc vi khuẩn
Trước hết xác định kích thước hình ảnh vi khuẩn quan sát được trên vi trường.
Nếu kính hiển vi có gắn thước đo, ta điều chỉnh để chiều cần đo cảu vi khuẩn nằm dọc
theo thước, ta sẽ biết kích thước chính xác của hình ảnh.
Nếu kính hiển vi không gắn thước đo, ta phải ước lượng kích thước gần đúng
của hình ảnh vi khuẩn hoặc vật thể trên vi trường.
Khi đã biết kích thước hình ảnh vi khuẩn, ta tính kích thước thật của vi khuẩn
như sau:
Kích thước hình ảnh vi khuẩn trên vi trường
Kích thước thật =
Độ phóng đại của thị kính x Độ phóng đại của vật kính
Đơn vị đo độ lớn của vi khuẩn thường được dùng là micromet ().
3. Lau vật kính dầu và điều chỉnh các bộ phận về tƣ thế hợp lý
Cuối buổi thực tập, phải lau ngay vật kính dầu.
- Nâng vật kính (hoặc hạ mâm kính) để tiêu bản cách xa khỏi vật kính.
Chú ý: Không nâng vật kính lên quá cao hay hạ mâm kính xuống quá thấp.
- Nhấc tiêu bản ra khỏi mâm kính.
- Xoay vật kính tới vị trí dễ lau nhất, dùng khăn sạch, tẩm xylen vừa ẩm (nếu quá
đẫm thì chờ một lát cho xylen bay hơi bớt), lau khẩu kính đến khi có cảm giác trơn là
được.
- Điều chỉnh các bộ phận của kính hiển vi về tư thế hợp lý (tư thế nghỉ).
18