Page 16 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 16
mà nhìn vào khoảng cách giữa vật kính và tiêu bản để tránh vỡ tiêu bản. Tuy nhiên, để
biết vật kính đã chạm vào tiêu bản hay chưa, chủ yếu dựa vào cảm giác của tay.
1.4. Điều chỉnh để có ánh sáng thích hợp. Trong đa số các trường hợp soi tiêu
bản đã nhuộm vi khuẩn, chúng ta cần có ánh sáng tối đa. Cách điều chỉnh để có ánh
sáng tối đa như sau:
- Nâng tụ quang lên hết mức.
- Mở hết chắn sáng.
- Bỏ lọc sáng.
- Dùng gương lõm và điều chỉnh gương để ánh sáng tập trung vào tụ quang.
1.5. Mắt nhìn vào thị kính, tay xoay vít đại cấp (vít lớn - nâng vật kính hoặc hạ
mâm kính, tùy loại kính hiển vi). Động tác này làm thật chậm và đều (không giật cục).
Khi thấy hình ảnh thì dừng ngay rồi điều chỉnh vít vi cấp (vít nhỏ) cho rõ nét.
Lưu ý:
+ Trường hợp xoay vít đại cấp nhiều (vật kính đã tách khỏi giọt dầu trên mặt tiêu
bản) mà vẫn không thấy xuất hiện hình ảnh gì, thì phải làm lại từ động tác 1.3.
+ Trường hợp đã thoáng thấy hình ảnh, dừng lại điều chỉnh vít vi cấp khoảng
một vòng mà vẫn không thấy vi trường thì không cố tình xoay vít vi cấp đến hết cỡ
mà cũng phải làm lại từ động tác 1.3.
16