Page 10 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 10
-Chẩn đoán gián tiếp hay còn gọi là chẩn đoán huyết thanh là xác định
kháng thể đặc hiệu của virus. Nừu tìm được IgM thì cho kết quả chẩn đoán sớm,
còn IgG thì chẩn đoán muộn hơn . Đây cũng là phương phấp được sử dụng
nhiều.
1. Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm.
Tuỳ theo bệnh mà lấy các bệnh phẩm khác nhau ví dụ: đối với bệnh cúm
bệnh phẩm là nước xúc họng, đối với bệnh sốt xuất huyết thì bệnh phẩm là
máu… Nguyên tắc chung là phải lấy đúng lúc, đúng vị trí. Bệnh phẩm được bảo
quản lạnh, ghi rõ họ, tên, tuổi, giới tính, số bệnh phẩm, địa chỉ, ngày phát bệnh,
ngày vào viện, ngày lấy bệnh phẩm những dấu hiệu lâm sàng chính. Gửi ngay
tới phòng xét nghiệm.
2. Các phƣơng pháp phân lập.
Hiện nay người ta thường dùng 3 phương pháp để nuôi cấy phân lập virus
đó là:
2.1. Phương pháp phân lập trên tế bào cảm thụ
Khi đã nhận bệnh phẩm, nếu bệnh phẩm có lẫn tạp phẩm (phân, nước xúc
họng, nước tiểu… ) cần diệt tạp khuẩn bằng kháng sinh có nồng độ thích hợp
không ảnh hưởng tới virus. Còn những bệnh phẩm như: máu, nước não tuỷ…
thì không cần xử lý bằng kháng sinh.
Bệnh phẩm được gây nhiễm cho tế bào cảm thụ ở nhiệt độ và khí trường
thích hợp (tỷ lệ oxy và CO tuỳ thuộc từng virus). Trong bệnh phẩm nếu có
2
virus, virus sẽ làm cho tế bào bị huỷ hoại. Thời gian đọc kết quả phụ thuộc vào
chu kỳ nhân lên của từng loại virus.
Dấu hiệu huỷ hoại tế bào là: Nguyên sinh chất bị tiêu huỷ, tế bào co tròn
lại không bám vào được thành trai và có thể tạo ổ phá huỷ (Plaque), môi trường
nuôi cấy trở nên tím đỏ.
Có hai loại tế bào thường dùng để nuôi cấy phân lập virus là tế bào tiên
phát và tế bào thường trực.
10