Page 153 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 153

thành các đoạn cong thì hình thể của các đĩa gian đốt sống cũng thay đổi. Vì tính
            đàn hồi của đĩa gian đốt sống giảm dần theo tuổi, nên khi hình thể cùa chúng đã
            thay đổi thì rất khó hồi phục. Do vậy, để phòng bệnh gù hay vẹo do biến dạng cùa
            đĩa gian đốt sống dễ dàng hơn là điều trị chúng.
               Động tác của cột  sống có thể diễn ra  quanh ba  trục.  Đó  là  trục  ngang với cử
            động  gập  thân  ra trước  và  duỗi  thân ra  sau,  trục  trưốc-sau  với  cử  động nghiêng
            thân sang hai bên và  trục  đứng dọc với cử động vặn  mình.  Mức  độ linh  hoạt của
            cột sống liên quan mật thiết với chiều cao của các đĩa gian đốt sống. Ở nơi nào mà
            đĩa  gian  đốt  sống  dày  hơn  thì  ở  đó tính  linh  hoạt cao  hơn,  đặc  biệt,  ờ  đoạn thắt
            lưng thì chiều  dày của đĩa  gian  đốt sống gần bằng  một phần  ba  bề dày của thân
            đốt sống. Ớ đoạn cổ, nó chỉ dày bằng một phần tư của thân đốt sống.  0  đoạn sống
            ngực thì bề dày của  đĩa chỉ bằng một phần năm  và  thậm  chí bằng một phần sáu
            chiều cao của thân đốt sống.
               Trong  khi  thực  hiện  các  động  tác  của  cột  sống,  các  đĩa  gian  đốt  sống  không
            những chỉ biến dạng,  trở thành hình chêm hơn một ít,  mà chúng còn lồi về hướng
            đối  lập  với cử động.  Ví dụ,  khi ưỡn  cột  sống thì  đĩa  gian  đốt  sống bị  mỏng hơn ở
            phần sau và di chuyển ra phía trưốc so vói mặt của thân đốt sổng.

            III. CÁC CỬ ĐỘNG
               Cột sống và đầu có thể thực hiện các động tác quanh ba trục thẳng góc nhau.
            Có rất nhiều cơ tham gia vào các động tác của cột sống và đầu,  đa phần là các cd
            nhỏ và  nằm rất sâu,  sát vối các  đốt  sống.  Do vậy,  chương này chỉ  đề cập chi tiết
            đến các cơ chủ vận.

            1. D uỗi cộ t sống
               Các cơ làm duỗi cột sông gồm các cd nằm ở mặt sau thân mình và cổ.  Cấu trúc
            các cơ ở mặt sau cơ thể phức tạp và thay đổi theo vùng của cột sống. Thần kinh chi
            phối vận động cho các cơ chủ yếu là do ngành sau của các dây thần kinh tủy sống.
            Ngoại trừ các cơ có tác dụng chính là ở trong động tác hô hấp (hít vào và thờ ra) và
            tác dụng duỗi cột sông chỉ là hỗ trợ  (như các cơ răng sau,  cơ nâng sườn v.v...)  thì
            nhóm cơ duỗi cột sông bao gồm:
               -  Cơ thang (bó trên): có tác dụng duỗi cổ khi đai chi trên cố định.

               —Cơ gôi đầu và cổ.

               —Cơ ưỡn cột sông.
               -  Một sô* cơ nhỏ.
               Cơ ưỡn côt sống (erector spinae)
               Cơ kéo dài suôt dọc chiểu dài cột sống, từ xương cùng cụt đến tận xương so và
            lấp  đầy rãnh  ở giữa các  mỏm  gai và  mỏm  ngang,  tạo  thành  hai  ụ cơ  lồi  nằm  dọc

            152
   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158