Page 62 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 62
- Đường niệu đạo
4. Chuẩn bị siêu âm tiền liệt tuyến
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân
- Để có hình ảnh siêu âm tiền liệt tuyến tốt đòi hỏi phải chuẩn bị bệnh
nhân thật chu đáo, đó là làm sao để bàng quang đầy nước tiểu.
- Thông thường bệnh nhân được yêu cầu uống thật nhiều nước trước khi
thăm khám khoảng 1-2 giờ.
- Trong trường hợp đặc biệt có thể bơm nước muối sinh lý vào bàng
quang khi đặt ống thông qua niệu đạo.
- Bàng quang không được căng quá mức vì sẽ gây khó chịu cho bệnh
nhân và khó khăn cho việc thăm khám tiền liệt tuyến.
- Siêu âm đường tầng sinh môn không cần bàng quang đầy nước.
- Nếu siêu âm qua đường niệu đạo thì đầu dò đưa vào bàng quang qua
niệu đạo, thường đi kèm với thủ thuật soi bàng quang nên phải gây tê tại chỗ
hoặc gây mê.
4.2 Tư thế bệnh nhân
Tư thế nằm ngửa là chủ yếu .
4.3. Phương tiện
- Đầu dò: Chọn đầu dò cong hoặc rẻ quạt có tần số từ 3,5 - 5 MHz nếu
thăm khám bàng quang qua đường trên xương mu.
Nếu đi theo đường trực tràng thì phải dùng loại đầu dò trực tràng
Nếu đi theo đường niệu đạo thì dùng đầu dò phẳng (linear) tần số cao từ
7,5 - 10MHz
- Nếu máy có Doppler màu thì rất có giá trị trong trường hợp đánh giá
tình tràng tưới máu nhu mô tiền liệt tuyến và tưới máu cho các cấu trúc bất
thường của tiền liệt tuyến.
Trước đây khi chưa có sự ra đời của loại đầu dò nội trực tràng thì tiền
liệt tuyến được khám bằng loại đầu dò bụng thông thường, vị trí đặt đầu dò
ngay trên xương mu hoặc tầng sinh môn, với cách khám này thì chỉ cho cái
nhìn tổng quát về tiền liệt tuyến, còn chi tiết giải phẫu hoặc thương tổn nhỏ
thì khó mà ghi nhận được.
62