Page 157 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 157
Hình 3.72. Hình ảnh khuếch đại bù trừ theo thời gian
Trong bộ khuếch đại cao tần còn có bộ khuếch đại dải rộng (mạch nén
LOGARIT) để nén những tín hiệu phản xạ quá mạnh và làm tăng những tín hiệu quá
nhỏ. Nhờ nén tín hiệu mà tín hiệu mạnh sẽ không bị bão hoà quá sớm nhưng vẫn giữ
được tín hiệu quá nhỏ nhờ tăng khuếch đại chung. Tuy nhiên, vì trong chẩn đoán siêu
âm, những tín hiệu nhỏ thường mang lại thông tin quan trọng nên người ta còn đưa
thêm một mạch tăng cường (Euhancement) để làm tăng độ tương phản giữa các tổ
chức có mật độ khác nhau rất ít, ví dụ như làm rõ các thành phần mạch máu trên nền
tổ chức.
Tín hiệu siêu âm phản xạ là tín hiệu cao tần với tần sô" phát của đầu dò là tín
hiệu mạng. Để thu nhận thông tin hữu ích, ta cần phải có mạch tách sóng để tách
thông tin này ra khỏi mạng tín hiệu cao tần. Như vậy, sau khi ra khỏi khôi tách sóng,
ta có một đường bao chứa thông tin về mặt phân cách là một đường truyền siêu âm đã
đi qua cơ thể (hình 3.73).
Hình 3.73. Đường bao chứa thông tin
3.3. Bộ chuyển đổi số hóa DSC
Khôi DSC thực hiện hai nhiệm vụ:
- Chuyển đổi thòi gian quét chùm siêu âm sang thời gian quét trên màn hình.
- Chuyển đổi hướng trên/dưói khi quét chùm siêu âm sang bước quét trái/phải
của màn hình.
Tín hiệu sau khi đưa ra khỏi bộ tách sóng là tín hiệu liên tục, sẽ được đưa qua bộ
ADC (Analog Digital Converter) để chuyển đổi thành tín hiệu sô". Sô" liệu của một
đường truyền siêu âm (một đường truyền bao) sẽ được lưu giũ tạm thời trong bộ nhớ
đệm trước khi đưa vào bộ nhớ. Toàn bộ tín hiệu của khuôn hình lần lượt sẽ được lưu
trữ tạm thồi trong bộ nhớ ảnh.
Hình ảnh thực thu được là theo mặt cắt dọc (vuông góc cơ thể). Ngoài ra, thòi
gian cần có để thu được một trường siêu âm (thời gian thu cộng vói thời gian phát của
157