Page 133 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 133
− Trật các đốt sống cổ: nguyên nhân là do lực gấp xoay gây trật diện khớp
và đĩa gian đốt, làm xé rách dây chằng dọc phía sau. Phối hợp với trật
khớp cơ thể bị gẫy các mặt khớp và gẫy ổ cung sau.
Trên phim chụp nghiêng sẽ thấy rõ một thân đốt bị trật ra trước. Phim thẳng
sẽ thấy độ xoay của đốt sống, nhận ra nhờ vị trí lệch của mỏm gai so với đường
giữa.
1.2. Lao cột sống cổ
Lao cột sống cổ nói chung và lao đốt sống cổ nói riêng do pott mô tả năm
1779 khi tìm được vi khuẩn lao trong ổ bệnh. Lao xương khớp chiếm tỷ lệ 40 -
50%. Vị trí các đốt hay bị lao là:
60% các đốt sống lưng.
30% các đốt sống thắt lưng.
5% các đốt sống cổ.
5% các đốt sống cùng.
1.3. Thoái hoá các đốt sống cổ
Bệnh đa số phổ biến ở tuổi từ 40 trở lên. Thoái hoá các đốt sống cổ chiếm
ưu thế ở các đĩa phía dưới C5 - C6 và C6 - C7. Bệnh thường kết hợp với thoái
hoá khớp của các khớp mỏm bán nguyệt đốt sống. Chồi xương ở các khớp mỏm
bán nguyệt đốt sống lồi vào trong ống tiếp hợp. Ở đó có thể kích thích các rễ
thần kinh cổ (đau thần kinh cổ cánh tay).
Trên phim X quang:
− Nhìn thẳng xẹp đĩa và thoái hoá khớp mỏm bán nguyệt đốt sống.
− Nhìn nghiêng, hẹp đĩa thấy rõ hơn.
1.4. Các chỉ định khác
Ngoài ra chụp đốt sống cổ để tìm dị vật như hóc xương, tìm mảnh kim khí.
2. Kỹ thuật chụp cột sống cổ
2.1. Chụp cột sống cổ thẳng (H 5.1)
Bệnh nhân đứng (có thể ngồi), chẩm đầu áp sát vào giá phim, hai tay
buông xuôi xuống. Khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ nên phải đặt bệnh
nhân nằm ngửa trên bàn X quang.
133