Page 132 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 132
Bài 1: KỸ THUẬT CHỤP CỘT SỐNG CỔ
(Thời gian: 4 tiết)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được các chỉ định chụp X quang cột sống cổ.
2. Trình bày được kỹ thuật chụp cột sống cổ.
1. Các chỉ định chụp cột sống cổ
1.1. Chấn thương cột sống cổ
Một chẩn đoán gẫy cột sống (vùng cổ hay vùng lưng) là một kinh hoàng
đối với bệnh nhân và gia đình. Điều đó có nghĩa là một thương tích khá nặng, có
thể bệnh nhân bị liệt tủy suốt đời. Nếu sau một chấn thương bệnh nhân kêu đau
hay cứng cơ ở cổ thì phải nghi ngờ có gẫy cột sống. Lúc ấy phải đi chụp X
quang.
Cần chụp phim thẳng, nghiêng và chụp mỏm nha khi há rộng miệng. Có
các hình thái tổn thương sau:
1.1.1. Gẫy đốt C 1
Tổn thương đốt C1 xảy ra khi có một lực cực kỳ nặng tỳ theo trục lên đỉnh
đầu. Lực này tác động sang bên làm gãy các vòng cung của đốt sống là những
nơi mỏng nhất và yếu nhất của C1. Khi gãy các cung xương có xu hướng doãng
rộng càng làm rộng ống tủy chỗ gẫy có thể thấy trên phim nghiêng.
1.1.2. Gẫy mỏm nha
Gãy mỏm nha tương đối hay gặp chiếm 10% gẫy cột sống cổ, do ngã chúc
đầu xuống đất gẫy mỏm nha do tai nạn ô tô, chơi thể thao. Chẩn đoán thường
muộn vì khó phát hiện trên phim. Muốn phát hiện gẫy mỏm nha phải chụp C1 -
C2 thẳng nghiêng. Hiện nay có thể chụp CLVT để xác định nhưng không thể bỏ
qua X quang thường quy.
1.1.3. Gẫy và trật khớp từ C3 - C7
− Gẫy xương và trật khớp ở các đốt cổ thấp thường hay gặp. Phần nhiều
do tai nạn ô tô, ngã chúc đầu, nhảy cắm đầu chỗ nước nông, tai nạn thể
thao. Muốn hiện rõ các đốt sống cổ thấp cho chụp nghiêng ở tư thế kéo
hai tay bệnh nhân xuống cho hạ hai vai ra trước.
132