Page 126 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 126
− Xương mu ở trước.
Hai xương chậu, xương cùng và xương cụt kết hợp với nhau tạo thành
khung chậu. Các bờ xương cùng, mào eo trên của hai xương chậu, mào lược và
khớp mu tạo thành eo trên, phân chia thành khung chậu to và khung chậu nhỏ.
2. Các chỉ định chụp
2.1. Chấn thương vùng tiểu khung
Loại chấn thương này đa số gây vỡ xương chậu nguyên nhân do tai nạn ô
tô người ta cho rằng có 2 cơ chế gây vỡ xương chậu
− Do sức ép từ một bên: ví dụ ô tô đâm vào người đi bộ thì trong một số
trường hợp có thể bị gẫy nhưng đa số trường hợp là gẫy nặng, xương
chậu bị gẫy và ép, khép và xoay theo trục dọc. Tổn thương hay gặp là
gẫy 2 ngành của xương mu.
+ Ở ngành ngang là chậu mu.
+ Ở ngành xuống là ngồi mu.
− Do sức ép trước sau: thương tổn thường nặng thường gây toác khớp
cùng chậu.
Khi chụp X quang khung chậu có thể thấy:
+ Các ổ gẫy ở các ngành chậu mu, ngồi mu nhưng phim chụp thẳng
không thấy được rõ các di lệch trước sau.
+ Nên quan sát kỹ khớp cùng chậu vì dễ bỏ qua các di lệch nhẹ toác nhẹ
khớp cùng chậu.
+ Nửa xương chậu bị toác ra ngoài biểu hiện: xương mu rời ra xa đường
giữa lộ rõ các gai chậu lỗ bịt biến mất, bóng khớp cùng và chậu gối
nhau bất thường.
+ Toác khớp mu khá phổ biến.
2.2. Các tổn thương viêm khớp háng
Tổn thương viêm khớp háng hay gặp nhất là lao khớp háng, khi chụp X
quang khung chậu có thể thấy tổn thương khớp háng qua các giai đoạn:
− Giai đoạn đầu: có thể thấy khe khớp hẹp nhẹ đường viền của đầu xương
trong bao hoạt dịch mờ đầu xương đùi và xương chậu xung quanh mất
126