Page 11 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 11
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được các chỉ định chụp khớp háng.
2. Trình bày được kỹ thuật chụp khớp háng thẳng, nghiêng.
1. Giải phẫu khớp háng
Khớp háng được tạo bởi chỏm xương đùi tiếp khớp với ổ cối của xương
chậu. Chỏm xương đùi hình 2/3 khối cầu, nhìn lên trên vào trong và ra trước,
chỏm có sụn che phủ trừ hõm chỏm đùi, là nơi bám của dây chằng chỏm đùi.
Đầu trên xương đùi có cấu trúc đặc biệt:
- Lớp vỏ xương đặc ở thân xương lên đến tận cổ khớp ở phía trong
- Thân xương xếp thành nan quạt tụ lại ở phần vỏ xương đặc của cổ xương
đùi và từ đó tiếp nối với đường giáp đó là hệ thống quạt chân đế.
- Giữa cổ và mấu chuyển có một hệ thống cung nhọn mà chỏm của cung
tựa vào vỏ xương đặc ở thân xương và đỉnh cung hướng lên trên. Giữa hai hệ
thống này có một chỗ yếu ở cổ là nơi dễ gẫy, dễ bị trật khớp.
2. Các chỉ định chụp khớp háng
2.1. Trật khớp háng
Đây là một tổn thương khớp thường gặp ở người lớn do chấn thương, do
một lực mạnh tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi và vùng gối khi đùi
gấp, xoay trong và khép và khớp gối ở tư thế gấp.
Trật khớp háng bao giờ cũng trật xuống dưới hoặc ra sau ổ khớp. Trên
phim X quang ta thấy đầu xương bị đẩy xuống hố chậu (trật ra sau) hoặc tới
ngành ngang xương mu (trật ra trước) thường tổn thương gờ hõm khớp. Vỡ hõm
khớp hoặc mấu chuyển lớn.
2.2. Gẫy cổ xương đùi
Gẫy cổ xương đùi là loại hay gặp ở người cao tuổi, phần lớn từ 60 tuổi trở
lên, do loãng xương. Đây là loại gãy xương nặng vì:
- Dễ tử vong cao do các biến chứng sau gãy xương.
- Rất khó liền xương nên thường để lại các tàn phế nặng nề.
Trên phim chụp thẳng và nghiêng chúng ta có thể thấy các hình ảnh tổn
thương sau:
11