Page 68 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 68
2. KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC PHÂN GIẢI CAO
2.1. Chỉ định
- Phát hiện, đánh giá, theo dõi các bệnh lý phổi thâm nhiễm lan tỏa.
- Phát hiện, đánh giá các tổn thương phế quản, đặc biệt: bệnh lý giãn phế
quản.
- Phát hiện các tổn thương màng phổi và phổi trong bệnh bụi phổi do
Amiăng…
2.2. Chuẩn bị người bệnh
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu ảnh.
- Hướng dẫn người bệnh tập hít sâu nín thở trước khi chụp.
- Nên thu thập thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng: phim
X quang lồng ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm...
2.3. Tư thế người bệnh
- Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp, hai chân duỗi thẳng, hai
tay giơ cao đặt cạnh đầu.
- Các lớp cắt tiến hành sau thì hít sâu vào và nín thở.
- Nên thu thập thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng: phim
X quang lồng ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm...
2.4. Các thông số kỹ thuật
- Cắt xoắn ốc.
- Tạo ảnh định khu: trên mặt phẳng trán từ nền cổ-ngực đến vùng bụng trên.
- Vùng cắt lớp: từ đốt sống D1 đến L1, đảm bảo quan sát được toàn bộ
trường phổi hai bên.
- Điện áp: 80 – 120 kV
- Điện tích: 50 – 100 mAs (bệnh nhân béo > 250 mAs)
- Độ dầy lớp cắt: 0,6 – 1,2 mm
- Quãng tái dựng : tốt nhất tái tạo bằng một nửa độ dày lát cắt.
- Trường nhìn: thích hợp với toàn bộ thể tích phổi.
- Đặt cửa sổ :
68