Page 65 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 65
- Đánh giá độ lan rộng của các tổn thương ác tính (ung thư nguyên và thứ
phát, lymphoma).
- Nghi ngờ các tổn thương mạch máu ngực (bẩm sinh hoặc mắc phải)
- Nghi ngờ nhồi máu phổi cấp hoặc mãn tính
- Đánh giá mức độ lan tràn và phân bố của các bệnh lý phổi thâm nhiễm
lan tỏa và các bệnh đường thông khí.
- Chấn thương lồng ngực
- Theo dõi diễn biến và kết quả điều trị đối với các bệnh lý phổi trước đó.
- Sinh thiết, đặt dẫn lưu dưới hướng dẫn của CLVT.
Gồm có HAI kỹ thuật sau:
1. Kỹ thuật chụp CLVT lồng ngực thường qui
2. Kỹ thuật chụp CLVT lồng ngực phân giải cao
1. KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC THƯỜNG QUI
1.1. Chỉ định
Nghi ngờ hoặc đánh giá các tổn thương của trung thất, có hạch hay
không, các tổn thương khu trú của nhu mô phổi, các bệnh lý của màng phổi,
cho dù bất kỳ nguyên nhân nào (viêm, nhiễm trùng, u hoặc chấn thương).
1.2. Chuẩn bị người bệnh
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu
ảnh.
- Hướng dẫn người bệnh tập hít sâu nín thở trước khi chụp.
- Tham khảo thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân (tiền sử hẹn, dị ứng, suy thận...), từ đó định hướng có cần thiết phải
chụp thuốc cản quang hay không.
1.3. Tư thế người bệnh
- Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp, hai chân duỗi thẳng, hai
tay giơ cao đặt cạnh đầu.
- Các lớp cắt tiến hành sau thì hít sâu vào và nín thở.
- Nên thu thập thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng: phim
X quang lồng ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm...
1.4. Các thông số kỹ thuật
65