Page 118 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 118
chụp thuốc cản quang hay không.
- Nên thu thập một số thông tin khác nếu có (như siêu âm, nội soi, chụp
bụng không chuẩn bị, các xét nghiệm...).
3.3. Tư thế người bệnh
- Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp, hai chân duỗi thẳng, hai
tay giơ cao đặt cạnh đầu. Hoặc có thể nằm sấp để thuốc đầy trong đường niệu.
- Các lớp cắt được thực hiện vào thời điểm nín thở sau hít vào một cách
thống nhất để vị trí các tạng ít bị thay đổi vị trí.
3.4. Các thông số kỹ thuật
- Cắt xoắn ốc.
- Tạo ảnh định khu trên mặt phẳng trán.
- Vùng cắt lớp từ sát trên vòm hoành tới khớp mu (40-50cm đầu-đuôi).
- Độ dày lớp cắt: tùy theo máy và các thông số tái tạo ảnh.
- Bước chuyển bàn: 0,7 – 1,3
- Điện áp: 120 kV (100 kV hoặc 80 kV với bệnh nhân gầy)
- Điện tích: 100 – 300 mAs (tùy theo cân nặng của bệnh nhân).
- Trường nhìn: 25 – 35 cm
- Tái tạo: tối đa 1,25 – 2,5 mm tùy theo máy và số bộ cảm biến
(detector), tái tạo mỏng hơn nếu có dựng ảnh 3D, MPR...
- Độ lọc (filtre) tái tạo: chuẩn.
- Đặt cửa sổ: mức (WL): 30 – 80 HU; rộng (WW): 200 – 400 HU. Có thể
mở cửa sổ rộng hơn để thăm khám khoang bài xuất.
- Thăm khám trên 3 mặt phẳng: chụp các lớp 2.5 – 5mm kế tiếp nhau.
3.5. Thuốc cản quang
- Tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang có độ tập chung trên 300 mgI/ml.
- Liều lượng: khi chưa biết chính xác chức năng thận thì tổng liều thuốc
cản quang không vượt quá 2ml/kg, tốc độ tiêm: 2 – 5 ml/giây.
- Thực hiện: chụp sau 5 - 15 phút sau tiêm.
- Để cản quang lấp đầy đường niệu nên cho bệnh nhân dùng thuốc lợi
118