Page 117 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 117
- Bước chuyển bàn: 1 – 1,3.
- Điện áp: 100 kV (120 kV với bệnh nhân béo, 80 kV với bệnh nhân gầy).
- Điện tích: 100 – 300 mAs (tùy theo cân nặng của bệnh nhân).
- Trường nhìn: 25 – 35 cm
- Tái tạo: tối đa 1,25 – 2,5 mm tùy theo máy và số bộ cảm biến
(detector), tái tạo mỏng hơn nếu có dựng ảnh 3D, MPR...
- Độ lọc (filtre) tái tạo: chuẩn.
- Đặt cửa sổ: mức (WL): 30 – 80 HU; rộng (WW): 200 – 400 HU
- Thăm khám trên 3 mặt phẳng: chụp các lớp 2.5 – 5mm kế tiếp nhau.
2.5. Thuốc cản quang
- Không tiêm thuốc cản quang.
2.6. Yêu cầu thăm khám
- Thận và đường bài xuất.
- Tiểu khung, niệu quản thấp và bàng quang.
- Khoang sau phúc mạc và thành bụng.
3. KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐƯỜNG NIỆU
CÓ CẢN QUANG (uro-scanner)
3.1. Chỉ định
- Tổng kê tổn thương bít tắc đường niệu, nhất là do sỏi hoặc do u
đường niệu.
- Nghi ngờ chèn ép hoặc bất thường đường niệu.
- Tổng kê cho thận trước ghép thận.
3.2. Chuẩn bị người bệnh
- Không cần nhịn ăn.
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu ảnh.
- Tham khảo thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân (tiền sử dị ứng, suy thận...), từ đó định hướng có cần thiết phải
117