Page 116 - Hóa phân tích
P. 116

BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG

                  Mục tiêu học tập

                      1. Trình bày được nguyên tắc, phân loại phương pháp phân tích khối lượng.

                      2. Trình bày được các thao tác cơ bản của phương pháp phân tích khối lượng.

                      3. Nêu được một số ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng.

                      4. Tính được kết quả trong phân tích khối lượng.

                      5. Chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập.



                  1. Đại cương

                  1.1. Nguyên tắc của phương pháp phân tích khối lượng

                         Phương pháp phân tích khối lượng là phương pháp định lượng hóa học trong

                  đó người ta đo chính xác bằng cách cân khối lượng của chất cần xác định hoặc


                  những hợp phần của nó đã được tách ra ở trạng thái tinh khiết hóa học hoặc là dưới
                  dạng hợp chất có thành phần biết trước.


                         Ví dụ: để định lượng vàng trong hợp kim, người ta lấy một mẫu đại diện cho
                  hợp kim đó, đem hòa tan mẫu này trong một lượng thích hợp nước cường thủy


                  (HCl + HNO 3) để chuyển hoàn toàn thành dung dịch. Đem chế hóa dung dịch mẫu

                  đó bằng thuốc thử thích hợp, rồi khử  chọn lọc và định lượng vàng (III). Đem lọc,

                  rửa kết tủa Au đó rồi sấy và nung đến khối lượng không đổi. Cuối cùng cân lượng

                  Au đó trên cân phân tích để xác định khối lượng của nó. Từ khối lượng này xác

                  định hàm lượng vàng trong mẫu hợp kim.

                         Để xác định Bari trong mẫu bari clorid. Người ta tiến hành cân 0,2639g bari

                  clorid và hòa tan trong nước, dùng acid sulfuric kết tủa dưới dạng bari sulfat và sau

                  đó lọc, rửa tủa, nung tới khối lượng không đổi, rồi đem cân kết tủa được 0,2521g.

                  Ta biết 1 phân tử gam BaSO 4 = 233,43 gam có 1 nguyên tử gam Bari là 137,36g.

                  Do đó ta có:

                              Trong  233,43 BaSO 4  có  137,36g Ba

                                          0,2521 g          x g
                                                                                                            106
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121