Page 21 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 21
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, người bệnh ung thư, người nhạy cảm với ánh sáng.
- Người bệnh tim nặng; người đang đặt máy tạo nhịp.
- Không được chiếu trực tiếp vào mắt
1.4. Thủy trị liệu
Là phương pháp sử dụng nước để điều trị thông qua việc tác động lên bề mặt
ngoài cơ thể. Nước là mội trường thuận tiện để trao đổi nhiệt lượng với cơ thể, để
tạo sức ép và sự kích thích cơ học trên bề mặt da và để thực hiện sự đề kháng hay
trợ giúp đối với các cử động chủ động.
1.4.1. Tác dụng sinh lý: Giãn cơ, giảm đau, chống viêm, tăng tuần hoàn máu
ngoại vi, chống xơ cứng. Các tác dụng của thủy trị liệu là nhờ tính chất đặc thù
của nước:
- Lực đẩy và áp suất: đây là yếu tố đặc trưng của nước mà các phương pháp vật
lý khác không có, được áp dụng để vận động trị liệu trong nước.
- Nhiệt độ: nước có thể được dùng để tăng hay giảm nhiệt độ, tác dụng như nhiệt
nóng/ nhiệt lạnh trị liệu.
- Cơ học: dòng nước luân chuyển tác động lên da, kích thích các thụ cảm thể làm
giảm đau, giãn cơ, làm mềm và loại bỏ các lớp mô chết.
- Hóa học: thành phần hóa học của các chất hòa tan trong nước có thể là tự nhiên,
hay nhân tạo (được pha thêm) cho phù hợp với mục đích điều trị.
1.4.2. Chỉ định, chống chỉ định
Chỉ định:
- Sau chấn thương
- Sau bó bột
- Viêm khớp, co rút cơ
Chống chỉ định: như chống chỉ định chung của nhiệt nóng và nhiệt lạnh trị liệu.
1.4.3. Các hình thức sử dụng:
19