Page 101 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 101
- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy
máu xét nghiệm HIV.
- Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang
làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát).
2.5.2.5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.
- Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+) : Đã bị nhiễm
HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.
- Nếu HIV (-) : Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.
- Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và
sau 2- 4 tuần.
- Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng
- Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
2.5.2.6.Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm
Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn
có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác sĩ kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc chuyên
khoa truyền nhiễm để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt
2.6. Vệ sinh môi trường
2.6.1. Nguyên tắc vệ sinh bề mặt, buồng bệnh, khoa phòng
- Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ vệ sinh phải mang đầy đủ phương
tiện bảo hộ cá nhân: khẩu trang, găng tay, mũ, áo choàng, ủng,….
- Làm ẩm đối với mọi quy trình vệ sinh, không quét khô
- Thu gom rác trước khi lau, vệ sinh bề mặt
- Làm vệ sinh đi từ khu sạch nhất đến khu bẩn nhất, từ trên xuống dưới và từ
trong ra ngoài.
- Sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho từng khu vực.
- Cần làm vệ sinh ngay những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao (khi có vương
vãi máu hoặc các chất tiết, dịch cơ thể của người bệnh).
- Không làm vệ sinh tại buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện kỹ
thuật thăm khám và điều trị.
- Sau khi làm vệ sinh, giẻ lau cần được giặt sạch, phơi khô dưới nắng
96