Page 138 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 138
2.6. Điều chỉnh ánh sáng và ốc vi cấp để lấy hình ảnh rõ nét.
2.7. Một tay điều chỉnh xa chuyển, một tay điều chỉnh ốc vi cấp di chuyển
tiêu bản theo đường “dích dắc” để tìm các hình ảnh cần quan sát.
2.8. Sau khi soi xong đưa kính về tư thế nghỉ
- Xoay ốc điều chỉnh ánh sáng đèn về mức tối thiểu, tắt đèn.
- Hạ mâm kính xuống, lấy tiêu bản ra ngoài.
- Hạ thấp tụ quang, đóng hết màn chắn sáng.
- Xoay vật kính về điểm mù hoặc xoay vật kính trượt khỏi rãnh đối với
kính không có điểm mù.
- Lau vật kính bằng khăn mềm, khô, sạch, lau lại bằng cồn tuyệt đối.
- Lau kính bằng vải mềm hoặc lau kính bằng khăn mềm, chụp bao kính.
3. Các yếu tố để nhận biết trứng giun sán
- Hình thể: hình tròn hoặc hình bầu dục, cân đối hoặc lép một góc; trứng
sán lá còn có thêm nắp nhỏ ở một đầu, hoặc có thêm một gai ở đầu đối diện.
- Kích thước: thay đổi tuỳ từng loại trứng. Trong số các trứng giun sán gây
bệnh thường gặp thì trứng sán lá gan nhỏ có kích thước nhỏ nhất, trứng sán lá
ruột có kích thước lớn nhất. Khi so sánh kích thước của các loại trứng giun sán,
phải quan sát ở cùng một độ phóng đại.
- Vỏ: có loại vỏ dày, gồm nhiều lớp như trứng giun đũa, giun tóc, trứng sán
dây; có loại vỏ mỏng chỉ có một lớp như trứng giun kim, giun móc/ mỏ.
- Màu sắc: thường thì trứng có màu vàng của phân nh trứng giun đũa, giun
tóc, trứng sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá gan lớn, trứng sán lá ruột, nhân của
trứng giun móc/mỏ. Có trứng không có màu như trứng giun kim, vỏ của trứng
giun móc/mỏ.
- Nhân: nhân của trứng thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển. Những trứng
mới được bài xuất ra ngoại cảnh, sự phát triển của nhân cũng khác nhau tuỳ từng
loại, ví dụ:
+ Nhân chắc gọn chưa phát triển: trứng giun đũa.
+ Nhân phân chia thành nhiều múi: trứng giun móc/mỏ.
+ Nhân phát triển thành ấu trùng bên trong trứng: trứng giun kim.
135