Page 133 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 133
II. KHỚP
Tất cả các liên kết của bàn chân có thể được chia làm năm nhóm: (1) liên kết
bàn chân vối cảng chân: khóp sên-cảng chân, (2) liên kết giữa các xương cổ chân
(intertarsal joints), (3) liên kết giữa cổ chân và bàn chân (tarsometatarsal joints),
(4) liên kết giữa bàn chân và các ngón chân (metatarsophlangeal joints) và (5) liên
kết giữa các đốt ngón chân (interphalangeal joints).
1. K hớp s ê n -c ẳ n g c h â n (ta lo c ru ra l jo in t)
Khớp sên-cẳng chân cấu tạo bởi hai xương cẳng chân và xương sên. Các xưdng
cẳng chân nhò hai mắt cá trong và ngoài của đầu dưới tạo thành một cái mộng để
kẹp lấy ròng rọc của xương sên ỏ giữa (xem hình 8.1).
Khốp sên-cảng chân hình ròng rọc. Quanh trục ngang đi qua ròng rọc, khớp có
thể thực hiện động tác gập hay còn gọi là gập lòng (plantar flexion) và duỗi hay
còn gọi là gập mu (dorsiflexion). Có các dây chằng tăng cường cho khớp.
Sự phối hợp của khớp sên-cẳng chân với khớp dưới sên (subtalar joint) và vói
khớp sên-gót-ghe (talocalcaneonavicular joint) làm cho bàn chân linh hoạt hơn.
Ngoài động tác gập mu và gập lòng, bàn chân còn có cử động nghiêng trong
(inversion) và nghiêng ngoài (eversion) bàn chân. Nghiêng trong là cử động đưa
gót chân vào trong và thường phối hợp vối khép bàn chân. Cử động này thực hiện
dễ dàng hơn khi bàn chân gập lòng. Nghiêng ngoài là cử động đưa gót chân ra
ngoài và đi kèm với dang bàn chân. Khi gập mu bàn chân thì cử động này dễ thực
hiện. Biên độ của cử động nghiêng trong nhiều hơn là nghiêng ngoài.
2. K hớp C h o p a rt
Khớp gót-hộp cùng vói khớp sên-ghe tạo thành khớp ngang cổ chân hay khớp
Chopart.
3. K hớp L isfra n c
Khớp nằm giữa các xương cổ chân và các xương đốt bàn chân là khóp Lisfranc.
Đây là các khớp phang.
III. CÁC CỬ ĐỘNG
A. CỬ ĐỘNG BÀN CHÁN
1. G ập lò n g b à n c h â n
Cơ chủ vận là cơ tam đầu cẳng chân, cơ chày sau, cơ gặp dài ngón cái và cơ gập
dài các ngón. Cơ trợ vận là cơ gan chân, các cơ mác dài và ngắn.
132