Page 138 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang chuẩn đoán
P. 138
Tất cả các vùng của dạ dày đều có thể bị loét, nhưng vị trí hay gặp nhất
là bờ cong nhỏ, sau đó đến ống môn vị, sàn phình vị, các mặt của hang vị và
bờ cong lớn.
3.1. Loét bờ cong nhỏ
Tất cả các vùng của dạ dày đều có thể bị loét, nhưng vị trí hay gặp nhất
là bờ cong nhỏ, sau đến ống môn vị, sàn phình vị, các mặt của hang vị và bờ
cong lớn.
Loét bờ cong nhỏ là những ổ loét ở bờ cong nhỏ giải phẫu trừ đoạn sát
tâm vị và tiền môn vị.
- Dấu hiệu X quang trực tiếp hình ổ loét gồm:
+ Loét nông: ổ loét chỉ nằm ở lớp niêm mạc nên hình lồi rất bé như gai
hoa hồng.
+ Loét trong thành: ổ loét đã ăn sâu vào lớp cơ có hình đáy tròn hoặc
vuông.
+ Loét sắp thủng: ổ loét đào sâu tới lớp thanh mạc, có cuống như hình dùi
trống hoặc hình nấm.
+ Ổ loét bít: ổ loét đã bị thủng nhưng sau đó được bít lại, có khi có hình
giả túi thừa gọi là ổ loét Haudeck có ba mức cản barit: barit, dịch ứ đọng và
hơi, đôi lúc có hình ngón tay đeo găng.
Đôi khi do phù nề xung quanh làm cho chân hay thành ổ loét hơi lõm vào
trong lòng dạ dày, hình này nông và mềm mại.
- Dấu hiệu gián tiếp:
+ Các nếp niêm mạc hội tụ về chân ổ loét.
+ Bờ cong nhỏ trên và dưới ổ loét có thể bị cứng trên một đoạn ngắn hoặc
bị co rút và dính lại làm cho dạ dày có hình ốc sên.
+ Bờ cong lớn phía đối diện có ngấn lõm hình chữ V, lúc đầu dấu hiệu
này tồn tại không thường xuyên về sau thường xuyên do xơ hoá.
+ Hang vị có thể bị viêm, tăng trương lực.
Chẩn đoán xác định loét bờ cong nhỏ chủ yếu dựa vào dấu hiệu trực
tiếp, các dấu hiệu gián tiếp quan trọng là các nếp niêm mạc hội tụ, bờ cong
nhỏ bị co rút.
Chẩn đoán phân biệt đặt ra với các hình giống ổ loét:
138