Page 73 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 73
Loại gẫy này thường gặp ở người trẻ tuổi khi ngã, chống cổ tay khi duỗi,
làm rách bong dây chằng cổ tay phía trước, phía quay làm gẫy xương thuyền.
Với mọi chấn thương cổ tay cần phải phát hiện xương thuyền có gẫy
không. Khi đó ngoài chụp X quang cổ tay thẳng, nghiêng, còn cần phải chụp tư
0
thế đặc biệt tức là để cổ tay nghiêng 17 so với mặt phim.
2.3. Trật xương bán nguyệt
Loại tổn thương này hay gặp nhất trong các trật khớp vùng cổ tay do chấn
thương khi duỗi cổ tay quá mức
Sau chấn thương bệnh nhân kêu đau, sưng nề, hạn chế cử động cổ tay, có
thể có tổn thương thần kinh giữa. X quang cổ tay thẳng nghiêng cho thấy:
− Trên phim thẳng, hình tứ giác của xương bán nguyệt to hơn so với bên
lành.
− Trên phim nghiêng thấy xương bán nguyệt trật ra trước so với diện khớp
đầu dưới xương quay.
3. Kỹ thuật chụp cổ tay
3.1. Chụp tư thế thẳng (hình 2.17)
Phim 13x18cm hoặc 18 x24cm, đặt dọc phim trên bàn X quang, nếu có
chụp nghiêng có thể dùng lá chắn chì để chia đôi phim.
Bệnh nhân ngồi cạnh bàn hoặc nằm ngửa trên bàn X quang.
Khuỷu tay gấp nhẹ, bàn tay và cẳng tay đặt sấp, cổ tay vào giữa phim. Cố
định cẳng tay bằng bao cát (đối với trẻ nhỏ).
Điều chỉnh mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ song song với phim.
Muốn thấy rõ khớp xương quay thuyền phải để bàn tay ngả nhẹ qua phía
xương trụ. Trục của cẳng tay sẽ đi qua khớp bàn ngón trỏ.
Tia trung tâm: đi thẳng góc với phim qua điểm giữa khớp xương quay với
các xương cổ tay (đường nối liền giữa 2 mỏm trâm quay và trụ).
Lưu ý:
- Muốn thấy rõ các xương cổ tay, tia trung tâm chiếu lùi xuống phía dưới
1cm.
0
- Nếu tia trung tâm chếch từ ngón tay lên cổ tay 30 , chiếu giữa khớp quay
trụ thì hình của khớp xương với các xương cổ tay rất rõ.
73